Bảng tra Lục Thập Hoa Giáp bản mệnh (Bảng nạp âm 60 Hoa Giáp)

Bảng nạp âm sáu mươi hoa giáp là quy tắc chung mà tất cả các trường phái tướng số đoán mệnh cùng sử dụng, đồng thời cũng là một trong những cơ sở của tướng mệnh học.

Sáu mươi hoa giáp: Lục thập hoa giáp, còn được gọi là Lục Thập Giáp Tý, tức sáu mươi tổ hợp khác nhau do 10 thiên can và 21 địa chi kết hợp mà thành. Do số lượng các tổ hợp nhiều, lại không giống nhau, nên được gọi là “hoa”. Mặt khác, tổ hợp Giáp Tý dứng ở vị trí đầu tiên, nên thường gọi Giáp Tý để đại diện cho 60 tổ hợp, nên Lục Thập Hoa Giáp còn được gọi là lục thập Giáp Tý. Trình tự sắp xếp của sáu mươi hoa giáp là cố định, tuyệt đối không được phép thay đổi, đảo lộn.

Bảng tra Lục Thập Hoa Giáp bản mệnh (Bảng nạp âm 60 Hoa Giáp)

Năm sinh Can Chi Mệnh
1744, 1804, 1864, 1924, 1984, 2044, 2104, 2164, … Giáp Tý Hải Trung Kim (Kim Đáy Biển)
1745, 1805, 1865, 1925, 1985, 2045, 2105, 2165, …. Ất Sửu
1746, 1806, 1866, 1926, 1986, 2046, 2106, 2166, … Bính Dần Lô Trung Hỏa (Lửa Trong Lò)
1747, 1807, 1867, 1927, 1987, 2047, 2107, 2167, …. Đinh Mão
1748, 1808, 1868, 1928, 1988, 2048, 2108, 2168, … Mậu Thìn Đại Lâm Mộc (Cây Rừng Rậm)
1749, 1809, 1869, 1929, 1989, 2049, 2109, 2169, … Kỷ Tỵ
1750, 1810, 1870, 1930, 1990, 2050, 2110, 2170, … Canh Ngọ Lộ Bàng Thổ (Đất Bên Đường)
1751, 1811, 1871, 1931, 1991, 2051, 2111, 2171, … Tân Mùi
1752, 1812, 1872, 1932, 1992, 2052, 2112, 2172, … Nhâm Thân Kiếm Phong Kim (Kim Mũi Kiếm)
1753, 1813, 1873, 1933, 1993, 2053, 2113, 2173, … Quý Dậu
1754, 1814, 1874, 1934, 1994, 2054, 2114, 2174, … Giáp Tuất Sơn Đầu Hỏa (Lửa Đầu Núi)
1755, 1815, 1875, 1935, 1995, 2055, 2115, 2175, … Ất Hợi
1756, 1816, 1876, 1936, 1996, 2056, 2116, 2176, … Bính Tý Giản Hạ Thủy (Nước Dưới Khe)
1757, 1817, 1877, 1937, 1997, 2057, 2117, 2177, … Đinh Sửu
1758, 1818, 1878, 1938, 1998, 2058, 2118, 2178, … Mậu Dần Thành Đầu Thổ (Đất Trên Thành)
1759, 1819, 1879, 1939, 1999, 2059, 2119, 2179, … Kỷ Mão
1760, 1820, 1880, 1940, 2000, 2060, 2120, 2180, … Canh Thìn Bạch Lạp Kim (Kim Bạch Lạp)
1761, 1821, 1881, 1941,  2001, 2061, 2121, 2181, … Tân Tỵ
1762, 1822, 1882, 1942, 2002, 2062, 2122, 2182, … Nhâm Ngọ Dương Liễu Mộc (Cây Dương Liễu)
1763, 1823, 1883, 1943, 2003, 2063, 2123, 2183, … Quý Mùi
1764, 1824, 1884, 1944, 2004, 2064, 2124, 2184, … Giáp Thân Tuyền Trung Thủy (Nước Trong Suối)
1765, 1825, 1885, 1945, 2005, 2065, 2125, 2185, … Ất Dậu
1766, 1826, 1886, 1946, 2006, 2066, 2126, 2186, … Bính Tuất Ốc Thượng Thổ (Đất Trên Nhà)
1767, 1827, 1887, 1947, 2007, 2067, 2127, 2187, … Đinh Hợi
1768, 1828, 1888, 1948, 2008, 2068, 2128, 2188, … Mậu Tý Tích Lịch Hỏa (Lửa Sấm Sét)
1769, 1829, 1889, 1949, 2009, 2069, 2129, 2189, … Kỷ Sửu
1770, 1830, 1890, 1950, 2010, 2070, 2130, 2190, … Canh Dần Tùng Bách Mộc (Cây Tùng Bách)
1771, 1831, 1891, 1951, 2011, 2071, 2131, 2191, … Tân Mão
1772, 1832, 1892, 1952, 2012, 2072, 2132, 2192, … Nhâm Thìn Trường Lưu Thủy (Nước Chảy Dài)
1773, 1833, 1893, 1953, 2013, 2073, 2133, 2193, … Quý Tỵ
1774, 1834, 1894, 1954, 2014, 2074, 2134, 2194, … Giáp Ngọ Sa Trung Kim (Kim Trong Cát)
1775, 1835, 1895, 1955, 2015, 2075, 2135, 2195, … Ất Mùi
1776, 1836, 1896, 1956, 2016, 2076, 2136, 2196, … Bính Thân Sơn Hạ Hỏa (Lửa Dưới Núi)
1777, 1837, 1897, 1957, 2017, 2077, 2137, 2197, … Đinh Dậu
1778, 1838, 1898, 1958, 2018, 2078, 2138, 2198, … Mậu Tuất Bình Địa Mộc (Cây Đồng Bằng)
1779, 1839, 1899, 1959, 2019, 2079, 2139, 2199, … Kỷ Hợi
1780, 1840, 1900, 1960, 2020, 2080, 2140, 2200, … Canh Tý Bích Thượng Thổ (Đất Trên Vách)
1781, 1841, 1901, 1961, 2021, 2081, 2141, 2201, … Tân Sửu
1782, 1842, 1902, 1962, 2022, 2082, 2142, 2202, … Nhâm Dần Kim Bạc Kim (Kim Dát Vàng)
1783, 1843, 1903, 1963, 2023, 2083, 2143, 2203, … Quý Mão
1784, 1844, 1904, 1964, 2024, 2084, 2144, 2204, … Giáp Thìn Phúc Đăng Hỏa (Lửa Đèn Chụp)
1785, 1845, 1905, 1965, 2025, 2085, 2145, 2205, … Ất Tỵ
1786, 1846, 1906, 1966, 2026, 2086, 2146, 2206, … Bính Ngọ Thiên Hà Thủy (Nước Sông Ngân)
1787, 1847, 1907, 1967, 2027, 2087, 2147, 2207, … Đinh Mùi
1788, 1848, 1908, 1968, 2028, 2088, 2148, 2208, … Mậu Thân Đại Dịch Thổ (Đất Nhà Lớn)
1789, 1849, 1909, 1969, 2029, 2089, 2149, 2209, … Kỷ Dậu
1790, 1850, 1910, 1970, 2030, 2090, 2150, 2210, … Canh Tuất Thoa Xuyến Kim (Kim Trâm Vòng)
1791, 1851, 1911, 1971, 2031, 2091, 2151, 2211, …. Tân Hợi
1792, 1852, 1912, 1972, 2032, 2092, 2152, 2212, … Nhâm Tý Tang Giá Mộc (Cây Dâu)
1793, 1853, 1913, 1973, 2033, 2093, 2153, 2213, … Quý Sửu
1794, 1854, 1914, 1974, 2034, 2094, 2154, 2214, … Giáp Dần Đại Khê Thủy (Thủy Suối Lớn)
1795, 1855, 1915, 1975, 2035, 2095, 2155, 2215, …. Ất Mão
1796, 1856, 1916, 1976, 2036, 2096, 2156, 2216, … Bính Thìn Sa Trung Thổ (Đất Trong Cát
1797, 1857, 1917, 1977, 2037, 2097, 2157, 2217, …. Đinh Tỵ
1798, 1858, 1918, 1978, 2038, 2098, 2158, 2218, … Mậu Ngọ Thiên Thượng Hỏa (Lửa Trên Trời)
1799, 1859, 1919, 1979, 2039, 2099, 2159, 2219, … Kỷ Mùi
1800, 1860, 1920, 1980, 2040, 2100, 2160, 2220, … Canh Thân Thạch Lưu Mộc (Cây Lựu Đá)
1801, 1861, 1921, 1981, 2041, 2101, 2161, 2221, … Tân Dậu
1802, 1862, 1922, 1982, 2042, 2102, 2162, 2222, … Nhâm Tuất Đại Hải Thủy (Nước Biển Lớn)
1803, 1863, 1923, 1983, 2043, 2103, 2163, 2223, … Quý Hợi

Nạp âm:

Nạp âm vốn là thuật ngữ thuộc phạm trù nhạc lý của Trung Quốc cổ đại, về sau được các nhà tướng mệnh học vay mượn. Sau này, nạp âm đã trở thành một thuật ngữ của tướng mệnh học, và biến mất khỏi nhạc lý. Nhạc lý cổ Trung Quốc gồm 21 luật gồm: hoàng chung, thái thấu, cô tẩy, nhuy tân, di tắc, vô dịch, đại lữ, giáp chung, trọng lữ, lâm chung, nam lữ, ứng chung, phân làm sáu âm (-) sáu dương (+). Mỗi luật đều có năm điệu: cung, thương, giốc, chủy, vũ, kết hợp với nhau tạo thành 60 âm. Sau đó lại tiếp tục kết hợp với sáu mươi hoa giáp, mỗi cặp Can Chi lại lần lượt phối hợp với ngũ hành theo trình tự Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ để tạo nên các cung, đó chính là nguyên lý nạp âm. Ngũ Hành nạp âm khác với Ngũ Hành của Can và Chi.

  • Ví dụ sinh năm Canh Tý: Canh thuộc Kim, Tý thuộc Thủy, nhưng nạp âm lại là Thổ, mệnh Bích Thượng Thổ. Hai cặp Thiên Can Địa Chi một âm một dương đi liền nhau có chung một ngũ hành nạp âm, như Giáp Tý và Ất Sửu đều thuộc hành Kim. Các nhà thuật số học đã tạo ra mỗi liên hệ giữa các nguyên lý này với trạng thái sinh diệt, thịnh suy, và dùng các hình tượng để tượng trung cho chúng, gọi là mệnh. Như Hỏa có Lô Trung Hỏa, Sơn đầu Hỏa, Tích Lịch Hỏa, Sơn Hạ Hỏa, Phúc Đăng Hỏa, Thiên Thượng Hỏa. Từ đó đã hình thành nên nạp âm tướng số với một ý nghĩa hoàn toàn mới.

Giải nghĩa bảng nạp âm Sáu Mươi Hoa Giáp:

Bảng trên có thể sử dụng để tra về năm, tháng, ngày, giờ sinh của mỗi người, vì trong hệ lịch Giáp Tý, sáu mươi Hoa Giáp được dùng dể ghi cả giờ, ngày, tháng, năm. Tổ hợp bốn đơn vị năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh tính theo sáu mươi hoa giáp được các nhà thuật số gọi là “tứ trụ”. Mỗi đơn vị gồm một Thiên Can kết hợp với một Địa Chi, bốn đơn vị gồm tám chữ, nên dân gian quen gọi năm, tháng, ngày, giờ sinh là “bát tự” (tám chữ).

Sắp xếp “tứ trụ” này theo Ngũ Hành, sẽ hình thành nên các quan hệ sinh, khắc. Theo nguyên lý đơn giản nhất, tương sinh là cát, tương khắc là hung. Nhưng đời người biến hóa vô thường, khó có thể khái quát theo một nguyên tắc giản đơn như vậy. Bởi vậy mà Ngũ Hành Kim , Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ mới tiếp tục được phân chia thành các tượng khác nhau.

Ngũ hành tương sinh tương khắc
Hình ảnh: Ngũ Hành tương sinh tương khắc
  • Ngũ hành tương sinh: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim .
  • Ngũ hành tương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ. Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.

Hành Kim

Hành Kim trong nạp âm sáu mươi Hoa Giáp tiếp tục được chia thành Hải Trung Kim , Kiếm Phong Kim, Bạch Lạp Kim, Kim Bạc Kim, Thoa Xuyến Kim, Sa Trung Kim.

  • Giáp Tý và Ất Sửu là Hải Trung Kim, tức Kim dưới đáy biển, không dễ bị Hỏa tương khắc, nhưng lại không có Thổ để tương sinh, người mệnh Thủy gặp được Giáp Tý và Ất Sửu sẽ giàu sang, phú quý.
  • Nhâm Thân và Quý Dậu là Kiếm Phong Kim , tức Kim mũi kiếm. Mũi kiếm được được tôi trong lửa, nên không sợ bị Hỏa tương khắc. Mặt khác, mũi kiếm phải được mài bằng đá mài mới trở nên sắc nhọn, mà mài kiếm lại cần có nước nên Kiếm Phong Kim gặp nước giếng hoặc nước khe là cái lợi nhất.
  • Canh Thìn và Tân Tỵ là Bạch Lạp Kim, người xưa gọi các kim loại dễ nóng chảy như Chì, Thiếc là bạch lạp nên Bạch Lạp Kim tối kỵ Hỏa. Có người giải thích Bạch Lạp là nến, như vậy là nhìn chữ đoán mò, không hiểu rõ được ý tứ của người xưa.
  • Nhâm Dần và Quý Mão là Kim Bạc Kim. Kim bạc tức những lá vàng hoặc vụn vàng rất mỏng dùng để dát hoặc quét lên trên đồ gỗ, nên kỵ gặp Hỏa.
  • Canh Tuất và Tân Hợi là Thoa Xuyến Kim. Thoa xuyến tức trâm hoa và vòng xuyến, những đồ trang sức của người giàu có, được bọc vàng, tốt nhất không nên gặp nước biển nhưng nếu gặp nước khe suối sẽ càng thêm đẹp đẽ.
  • Giáp Ngọ và Ất Mùi là Sa Trung Kim tức là vàng trong cát, không dễ gặp lửa. Mặt khác, cát vốn cũng là Thổ nên Sa Trung Kim nếu gặp Mộc sẽ càng thêm khô khan, nếu được nước giếng hoặc nước khe suối tưới nhuần sẽ tốt hơn.

Hành Hỏa

Hành Hỏa trong nạp âm sáu mươi Hoa Giáp tiếp tục được chia thành: Lô Trung Hỏa, Sơn Đầu Hỏa, Tích Lịch Hỏa, Sơn Hạ Hỏa, Phúc Đăng Hỏa, Thiên Thượng Hỏa.

  • Bính Dần và Đinh Mão là Lô Trung Hỏa tức là lửa trong lò, dễ bị phong tỏa, dễ bị dập tắt nên gặp Thủy sẽ lụi tàn. Lửa trong lò ưa gặp Mộc để sinh vượng, không gặp được Mộc sẽ nhanh chóng lụi tàn nên Lô Trung Hỏa không gặp Mộc sẽ hung.
  • Giáp Tuất và Ất Hợi là Sơn Đầu Hỏa tức là lửa trên đỉnh núi. Sơn Đầu Hỏa gặp Đại Lâm Mộc và Tùng Bách Mộc sẽ được trợ giúp là cát lợi nhất, nếu gặp các mệnh Hỏa khác sẽ trở nên quá khô táo lại hóa hung.
  • Mậu Tý và Kỷ Dậu là Tích Lịch Hỏa tức là lửa phát ra từ sấm sét nên uy lực cực lớn, có thể tàn phá núi rừng, cây cối, tấn công đến tận đáy nước nên không sợ Thủy tương khắc mà còn rất ưa được gió và nước hỗ trợ.
  • Bính Thân và Đinh Dậu là Sơn Hạ Hỏa tức là lửa dưới chân núi. Lửa dưới chân núi thường nổi lên vào mùa thu lạnh lẽo khi cỏ cây xơ xác tiêu điều nên loại Hỏa này lại ưa gặp Thủy, nếu trong tứ trụ có Thủy của Hợi, Tý sẽ được đại quý. Ngoài ra, Sơn Hạ Hỏa còn ưa được Tùng Bách Mộc và Bình Địa Mộc tương trợ, gặp được sẽ đại cát.
  • Giáp Thìn và Ất Tỵ là Phúc Đăng Hỏa tức là lửa trong ngọn đèn chụp. Đốm lửa đèn chỉ bằng hạt đậu, lại có chụp đèn che kín, đây là loại lửa yếu ớt nhất nếu được Mộc cứu giúp sẽ khá nếu không có Mộc nhưng gặp Kim cũng được thanh quý hiển đạt.
  • Mậu Ngọ và Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hỏa tức là lửa trên trời. Thiên Thượng Hỏa là vượng, gặp được gió và Mộc trợ giúp là tốt nhất. Nếu gặp Đại Lâm Mộc, Tùng Bách Mộc và Thạch Lưu Mộc sẽ được hiển quý.

Hành Thủy

Hành Thủy trong nạp âm sáu mươi hoa giáp tiếp tục được chia thành: Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Trường Lưu Thủy, Thiên Hà Thủy, Đại Khê Thủy, Đại Hải Thủy.

  • Bính Tý và Đinh Sửu là Giản Hạ Thủy tức là nước dưới khe suối quanh co, trong vắt, gập đất sẽ ứ đọng nên Giản Hạ Thủy gặp Thổ sẽ bị khắc, ưa gặp Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim.
  • Giáp Thân và Ất Dậu là Tuyền Trung Thủy tức là nước trong suối (cũng gọi là Tỉnh Tuyền Thủy tức là nước suối giếng). Nước suối sinh ra từ trong đất nên bị Thổ khắc, khiến sức nước rất yếu. Kim ở dưới lòng đất sinh ra Thủy nên Tuyền Trung Thủy ưa gặp Kim tương sinh mà không sợ bị Kim khắc nhưng không nên gặp Bạch Lạp Kim.
  • Nhâm Thìn và Quý Tỵ là Trường Lưu Thủy tức là dòng nước chảy dài sẽ rẽ đất thành sông nên Trường Lưu Thủy không sợ gặp Thổ. Nếu gặp được Bạch Lạp Kim, Thoa Xuyến Kim, Kim Bạc Kim và Kiếm Phong Kim sẽ cát lợi.
  • Bính Ngọ và Đinh Mùi là Thiên Hà Thủy tức là nước sông Ngân Hà – dòng sông trên bầu không nên không sợ bị Thổ khắc, có gặp Thổ cũng không đáng ngại. Mặt khác, nước sông Ngân không được sinh từ Kim nên gặp Kim chưa chắc đã tốt. Thiên Hà Thủy chỉ ưa Trường Lưu Thủy và Đại Hải Thủy vì gặp được sẽ là trời đất, âm dương giao hòa.
  • Giáp Dần và Kỷ Mão là Đại Khê Thủy tức là nước dưới suối lớn. Đại Khê Thủy ưa gặp Tuyền Trung Thủy, Giản Hạ Thủy, Thiên Hà Thủy, Đại Hải Thủy, không nên gặp Trường Lưu Thủy. Đại Khê Thủy cũng ưa được Kim trợ giúp, gặp được Thoa Xuyến Kim và Sa Trung Kim là tốt nhất.
  • Nhâm Tuất và Quý Hợi là Đại Hải Thủy tức là nước trong biển lớn, ưa gặp Mộc để tương sinh đặc biệt là Tang Giá Mộc, Dương Liễu Mộc, Bình Địa Mộc. Đại Hải Thủy kỵ nhất là Tích Lịch Hỏa, vì sấm gặp lửa sẽ khiến nước biển sôi trào, chủ về một đời bần hàn vất vả.

Hành Thổ

Hành Thổ trong nạp âm sáu mươi Hoa Giáp tiếp tục được chia thành: Lộ Bàng Thổ, Thành Đầu Thổ, Ốc Thượng Thổ, Đại Dịch Thổ, Bích Thượng Thổ, Sa Trung Thổ.

  • Canh Ngọ và Tân Mùi là Lộ Bàng Thổ tức là đất ven đường, ưa được Thủy tưới nhuận cũng ưa được Kim trợ giúp đặc biệt là khi được tương sinh bởi Thiên Hà Thủy, Giản Hạ Thủy, Đại Khê Thủy. Thế nước của Trường Lưu Thủy và Đại Hải Thủy quá vượng sẽ xói mòn Lộ Bàng Thổ, biến cát thành hung. Lộ Bàng Thổ gặp Sa Trung Kim, Thoa Xuyến Kim lại có Thủy tương trợ là thế phú quý nhất.
  • Mậu Dần và Kỷ Mão là Thành Đầu Thổ tức là đất trên thành ưa được Mộc tương trợ, tốt nhất là Dương Liễu Mộc rồi đến Tang Giá Mộc nhưng nếu gặp Tùng Bách Mộc và Đại Lâm Mộc thì dễ khiến tường thành bị sạt lở, chủ về không được sống yên ổn nên là hung. Gặp phải Đại Hải Thủy hay Tích Lịch Hỏa đều là bất lợi.
  • Bính Tuất và Đinh Hợi là Ốc Thượng Thổ là đất trên nhà tức là ngói lợp nhà, cần có gỗ (Mộc) để dựa dẫm nên gặp được Bình Địa Mộc là tốt nhất kế đến là Đại Lâm Mộc. Ngói được lửa nung đất (Thổ) mà thành vì thế không nên gặp lại lửa nên Ốc Thượng Thổ gặp Hỏa sẽ hung mà kỵ nhất là Lô Trung Hỏa. Ốc Thượng Thổ gặp được Kiếm Phong Kim và Thoa Xuyến Kim sẽ cát lợi.
  • Mậu Thân và Kỷ Dậu là Đại Dịch Thổ tức là đất nền nhà trạm lớn, cũng ưa Mộc nên gặp Mộc sẽ cát lợi. Ngoài ra, Đại Dịch Thổ cũng ưa gặp Tuyền Trung Thủy và Giản Hạ Thủy, gặp được Thiên Hà Thủy sẽ càng vinh hiển phú quý, không gặp Thủy sẽ bình thường.
  • Canh Tý và Tân Dậu là Bích Thượng Thổ tức là đất trên tường, chủ yếu phải dựa vào Mộc, gặp được Bình Địa Mộc và Tùng Bách Mộc là tốt nhất. Đại Lâm Mộc có gió, Bích Thượng Thổ không nên lại gặp gió. Bích Thượng Thổ gặp được Ốc Thượng Thổ và Thành Đầu Thổ cũng tốt, kỵ nhất là gặp Đại Hải Thủy sẽ khiến một đời phiêu lưu không bến đỗ.
  • Bính Thìn và Đinh Tỵ là Sa Trung Thổ tức đất trong cát, ưa gặp Kim để chở che, dưỡng dục, nếu gặp được Thoa Xuyến Kim, Sa Trung Kim, Kiếm Phong Kim, Kim Bạc Kim là đẹp nhất sẽ sớm được hiển quý. Sa Trung Thổ cũng ưa được Giản Hạ Thủy và Tuyền Trung Thủy tưới nhuần. Nếu gặp phải Đại Hải Thủy sẽ phá vỡ thế cát lợi. Sa Trung Thổ cũng ưa gặp Thiên Thượng Hỏa tạo thành thế “Chu tước thăng không” (chim sẻ đỏ bay lên trời).

Hành Mộc

Hành Mộc trong nạp âm sáu mươi Hoa Giáp tiếp tục được chia thành Đại Lâm Mộc, Dương Liễu Mộc. Tùng Bách Mộc, Bình Địa Mộc, Tang Giá Mộc, Thạch Lưu Mộc.

  • Mậu Thìn và Kỷ Tỵ là Đại Lâm Mộc tức là cây trong rừng rậm, nếu gặp Kiếm Phong Kim sẽ trở thành tường cột trong nhà chủ về phú quý tột bậc. Nếu không gặp Kiếm Phong Kim thì vận mệnh chỉ bình thường. Đại Lâm Mộc kỵ gặp Hỏa ưa gặp Thổ.
  • Nhâm Ngọ và Quý Mùi là Dương Liễu Mộc tức là cây dương liễu, gặp được Thành Đầu Thổ là tốt nhất, gặp Bích Thượng Thổ cũng may mắn. Nếu gặp Kim thì chỉ có Hải Trung Kim, Thoa Xuyến Kim và Kim Bạc Kim là tốt, gặp những mệnh Kim khác thì không có gì đặc biệt.
  • Canh Dần và Tân Mão là Tùng Bách Mộc tức là cây tùng bách, sinh trưởng trong núi, ưa được Đại Khê Thủy và Thiên Hà Thủy tưới nhuần, kỵ gặp Hỏa. Nếu gặp Mộc, kỵ nhất là Đại Lâm Mộc và Dương liễu Mộc, gặp Tang Giá Mộc không đáng ngại.
  • Mậu Tuất và Kỷ Hợi là Bình Địa Mộc tức là cây trên đồng bằng thích hợp nhất với Lộ Bàng Thổ, Ốc Thượng Thổ, Bích Thượng Thổ, Thành Đầu Thổ. Nếu gặp Sa Trung Thổ và Đại Dịch Thổ thì không có gì đặc biệt. Gặp Lô Trung Hỏa sẽ có phúc, kỵ gặp Đại Khê Thủy và Đại Hải Thủy. Trong các mệnh Mộc thì kỵ gặp Đại Lâm Mộc vì rừng rậm có gió, cây muốn lặng mà gió chẳng dừng chủ về tai họa, chết yểu. Gặp Tùng Bách Mộc sẽ nương tựa lẫn nhau là thế cát lợi.
  • Nhâm Tý và Quý Sửu là Tang Giá Mộc tức là cây dâu, ưa gặp Sa Trung Thổ và Lộ Bàng Thổ, gặp những mệnh Thổ còn lại thì không có gì đặc biệt. Nếu gặp Trường Lưu Thủy, Giản Hạ Thủy và Tuyền Trung Thủy sẽ cát lợi, gặp Đại Hải Thủy chủ về lênh đênh phiêu bạt là hung. Gặp Phúc Đăng Hỏa sẽ cát lợi. Gặp Kiếm Phong Kim có thể sửa sang Tang Giá Mộc nên cũng được coi là cát.
  • Canh Thân và Tân Dậu là Thạch Lưu Mộc tức là cây thạch lựu (cây lựu) thích mọc ở trong thành nên ưa gặp Thành Đầu Thổ và Bích Thượng Thổ. Nếu gặp được Sa Trung Kim và Hải Trung Kim sẽ cát lợi. Gặp Thiên Thượng Thủy, Tuyền Trung Thủy và Đại Khê Thủy đều tốt, gặp Đại Hải Thủy sẽ hung. Nếu phối hợp với Mộc, tốt nhất nên chọn Dương Liễu Mộc vì sẽ kết hợp thành hình tượng “liễu xanh hoa đỏ” hài hòa, gặp Tang Giá Mộc cũng có hiệu quả tương tự. Nếu gặp Đại Lâm Mộc sẽ hình thành thế “một chấm hồng trong vạn gốc xanh” (vạn lục tùng trung nhất điểm hồng), càng là tốt đẹp quý hiếm nên chủ về thanh quý.

Những quan điểm về sinh khắc, mệnh yếu của sáu mươi Hoa Giáp như trên được tóm tắt từ cuốn sách “Tam mệnh thông hội” của tác giả Vạn Minh Anh thời nhà Minh (Trung Hoa). Trước đó khi vàn về nạp âm, các nhà tướng số học thường chỉ dựa trên nguyên lý sinh khắc giản đơn để suy đoán số mệnh một cách đơn điệu. Mặt khác, nhiều khi tứ trụ không hề có quan hệ sinh – khắc nên rất khó xác định được cát hung, lành dữ. Cách giải thích trên đây căn cứ vào những mối quan hệ muôn hình vạn trạng giữa mỗi một hành với cả Ngũ Hành bởi vậy đã khiến cho nội dung đoán mệnh càng trở nên phong phú, đầy đủ.

Lưu Dược Sư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *