Danh mục: 12 con giáp (Thập nhị Địa Chi)

12 con giáp còn gọi là Thị Nhị Địa Chi (Địa Chi thường được viết tắt là Chi) có nguồn gốc từ phía nam sông Dương Tử (sông Trường Giang) Trung Quốc từ xa xưa được sử dụng rộng rãi phổ biến để tính lịch ở các nước Á Đông có nền văn minh lúa nước phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và Việt Nam.

Dựa vào Hoàng Đạo Trung Hoa, bạn có thể biết được nhiều điều. Bạn thuộc con giáp nào? Bạn thuộc tuổi Tý dễ gần nhưng láu cá, hay là thuộc tuổi Dần kiêu hãnh và không thể đoán trước? Có lẽ bạn thuộc tuổi Mão hào hiệp và chu đáo. Bạn hợp và xung khắc với tuổi nào? Bạn cũng có thể biết năm nay là năm con gì và trong năm nay bạn sẽ gặp những chuyện gì.

Hoàng Đạo Trung Hoa là gì?

Theo truyền thuyết, trước khi lên cõi Niết Bàn, Đức Phật (563 – 483 trước công nguyên) đã triệu tập tất cả các loài muông thú tới tiếp kiến người. Vì một lý do nào đó mà chỉ có 12 con vật tới. Để thưởng cho chúng, Đức Phật đã lấy tên các con vật này để đặt tên các năm theo đúng thứ tự đến sớm, đến muộn của chúng.

Con chuột đã tới đầu tiên vì vậy năm đầu tiên là năm Tý, sau đó lần lượt đến trâu (Sửu), hổ (Dần), mèo (Mão), rồng (Thìn), rắn (Tỵ), ngựa (Ngọ), dê (Mùi), khỉ (Thân), gà (Dậu), chó (Tuất), lợn (Hợi). Vì vậy, chúng ta có 12 con giáp làm nên Hoàng Đạo Trung Hoa.

Nhưng đó chỉ là truyền thuyết, sự thực thì không ai biết những con giáp này từ đâu mà có. Tư Mã Thiên (163 – 85 trước công nguyên) được coi là một trong những học giả vĩ đại nhất của nhà Hán là đại quan chiêm tinh của vua Hán chưa bao giờ đề cập đến các con giáp. Con giáp cũng hoàn toàn không được đề cập tới trong các chương nói về thuật Chiêm tinh của Tấn Thư, cuốn sách về lịch sử nhà Tấn (265 – 420 sau công nguyên). Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ X, con giáp lại được sử dụng rộng rãi. Rất thú vị là các học giả đương thời lại có chung quan điểm cho rằng, có thể các con giáp không có xuất xứ từ Trung Quốc.

Danh sách mười hai con giáp

Mười hai con giáp được sắp xếp theo trật tự thứ tự bao gồm: , Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong Thập Nhị Chi, chi thứ 4 chỉ riêng Việt Nam sử dụng Mão (con mèo) trong 12 con giáp, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều sử dụng con Thỏ thay cho Mão. Sự khác biệt trong việc sử dụng Mão hay Thỏ trong 12 con giáp có lẽ phần nào gây ra sự bỡ ngỡ cho mọi người đặc biệt là các du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong số 12 con giáp, không có con giáp nào đại diện cho một ngôi sao hay một chòm sao. Đúng hơn là mười hai con giáp thể hiện sự vận động của địa khí trong các chu kì thời gian. Được gọi là mười hai địa chi, mỗi một con giáp ứng với một chi, một canh giờ (tương đương 2 giờ đồng hồ) của ngày, một tháng, một năm.

Phần lới các thầy xem số theo con giáp căn cứ vào năm, tháng và giờ sinh. Vậy còn ngày sinh? Để xác định được chi của ngày sinh, đòi hỏi phải thực hiện một loạt các tính toán phức tạp. Trong khi đó, các thầy xem số theo con giáp lại thường quên hoặc thậm chí là không biết tới việc tính toán. Theo người Trung Hoa, có tám yếu tố cấu thành nên tính cách của con người. Nếu không tính đến chi ngày thì người đoán số mới chỉ đoán được 3/8 tức là chưa tới một nửa của toàn bộ tính cách con người.

Vậy tại sao lại tồn tại các con giáp? Các con giáp gắn với mỗi địa chi là các kí hiệu ghi nhớ nhằm hỗ trợ cho việc tìm hiểu các loại khí khác nhau, cũng như những hiện tượng của tự nhiên và con người có liên quan tới các khí này.

Lấy con chuột (Tý) làm ví dụ, là một loài vật sống theo bầy đàn và hoạt động về đêm, chuột là biểu tượng lý tưởng cho canh giờ lúc nửa đêm, cho mùa đông và hướng bắc. Người tuổi Tý dồi dào năng lượng nhất vào ban đêm và trong đám đông. Ngược hẳn với loài chuột là loài ngựa, biểu tượng của buổi trưa, mùa hè và hướng Nam. Loài ngựa thể hiện tính độc lập, đam mê, tính đực – mọi biểu hiện đầy đủ của dương vào lúc đỉnh điểm. Điều này tăng thêm ý nghĩa cho những quảng cáo thuốc lá Malboro rất quen thuộc với chúng ta.

Điều khiển các địa chi tức các con giáp là Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tương tự như vậy, mỗi chi tương ứng với cực âm hoặc cực dương. Biểu đồ sau đây sẽ cho chúng ta thấy sự tương tác lẫn nhau của những cái mà chúng ta vừa bản ở trên.

Cung Hoàng Đạo Trung Hoa và mối quan hệ của nó với địa khí.
Cung Hoàng Đạo Trung Hoa và mối quan hệ của nó với địa khí.

Chú ý rằng hành Thổ đứng ở bốn vị trí chứ không giống các hành khác chỉ chiếm hai vị trí liền kề mà thôi. Đó là bởi vì khí của các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa chuyển hóa thành Thổ trước khi chuyển hóa thành hành khác.

Mười hai địa chi thể hiện một chu trình của địa khí trong khoảng thời gian một năm, một tháng, một ngày và một giờ.

Tại sao Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản là năm thỏ còn Việt Nam là năm Mèo (Mão)?

Không có ai biết chính xác Kinh Dịch là do ai viết. Có nhiều ý kiến, nghiên cứu cho rằng Kinh Dịch vốn của người Việt phát minh ra [1], [2]. Tuy nhiên, các tài liệu ứng dụng về Kinh Dịch lại chủ yếu viết bằng tiếng Hán nên mặc định người Hán tự cho rằng Kinh Dịch là của họ. Về vấn đề Kinh Dịch và các tài liệu liên quan được viết bằng chữ Hán là chính cá nhân tôi thấy cũng là điều bình thường hiển nhiên bởi người Hán sau khi chiếm được các vùng đất mới tất cả các thời đại đều thực hiện đồng hóa dân bản địa và cách tàn bạo nhất, hiệu quả nhất là đốt sách, huỷ đi lịch sử của dân tộc bị xâm chiếm và bắt buộc học tiếng Hán, tiêu biểu nhất là Đốt sách chôn nho của Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Nguyên [3], [4].

Trong bài viết này tôi tạm thời giải thích lý do Việt Nam sử dụng con mèo trong Thập Nhị Chi mà không dùng Thỏ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản theo hướng là người Việt ta đi mượn, học hỏi văn hóa Trung Hoa và sửa đổi chứ không sao chép theo nguyên bản của người Hán:

  • Trong tiếng Hán, con Mèo (máo) và con Thỏ (măo) tuy cách viết khác nhau nhưng lại có cách phát âm giống nhau. Điều đặc biệt nữa, theo Việt Nam tự điển thì chữ Mão nghĩa là con Thỏ lại được dùng để chỉ con Mèo. Việt Nam vốn là văn hóa của thảo mộc còn Trung Hoa là văn hóa thảo nguyên, thảo mộc và thảo nguyên là hoàn toàn khác nhau về bản chất. Thảo nguyên vốn nổi tiếng với các đồng cỏ mênh mông tạo điều kiện thuận lợi cho động vật phát triển thành bầy đàn lớn còn thảo mộc lại là môi trường đa dạng với các loài thực vật khác nhau đan xen sống cùng nhau.
  • Ở Việt Nam, con mèo vốn là động vật nuôi trong nhà rất gần gũi với người Việt. Mèo xuất hiện nhiều trong đời sống, tâm linh, văn hóa của người Việt. Mèo vốn gần gũi với người Việt hơn hẳn Thỏ.
con mèo trong tranh đông hồ
Hình ảnh: Mèo trong tranh Đông Hồ Việt Nam.
Hình ảnh: Đám cưới chuột - tranh Đông Hồ
Hình ảnh: Đám cưới chuột – tranh Đông Hồ
  • Ở góc nhìn Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc thì dù người Việt có chọn tên Địa Chi là Mão thì vẫn không đánh mất chữ Máo chỉ con Thỏ theo cách phát âm tiếng Hán. Ở góc nhìn là một nước học hỏi văn hóa từ bên ngoài như Việt Nam thì dù có lựa chọn con Mèo thân thuộc thì vẫn ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa.  Việc thay đổi tinh tế, khéo léo cùng một cách phát âm từ con Thỏ sang con Mèo thể hiện tài trí của người Việt.

12 con giáp (Thập Nhị Địa Chi) và Tam Phân, Âm Dương Ngũ Hành

Tam Phân Con giáp (Địa Chi) Âm Dương Ngũ Hành
1 + Thủy
2 Sửu Thổ
3 Dần + Mộc
4 Mão Mộc
1 Thìn + Thổ
2 Tỵ Hỏa
3 Ngọ + Hỏa
4 Mùi Thổ
1 Thân + Kim
2 Dậu Kim
3 Tuất + Thổ
4 Hợi Thủy

12 con giáp trong lịch Can Chi

Lịch Can Chi được xây dựng kết hợp bởi 10 Thiên Can (Thập Thiên Can) kết hợp với 12 Địa Chi (Thập Nhị Địa Chi) bao gồm: năm, tháng, ngày, giờ luân chuyển theo quy luật liên tục và có thứ tự nhất định.

Năm

Mỗi năm sẽ có 1 Địa Chi cố định và theo thứ tự lặp lại vòng tròn lần lượt từ Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Khi biết được Chi của 1 năm, chúng ta có thể tính toán ra Chi của bất kỳ năm nào khác.

Ví dụ:

  • Năm 1990 là Ngọ thì năm 1991 là Mùi, 1992 là Thân, 1993 là Dậu, 1994 là Tuất, 1995 là Hợi, 1996 là Tý, 1997 là Sửu, 1998 là Dần, 1999 là Mão, 2000 là Thìn, 2001 là Tỵ, 2002 bắt đầu quay lại Ngọ và cứ thế tiếp tục cho các năm sau.

Tháng

Trong 1 năm được chia thành 12 tháng, mỗi tháng ứng với 1 Chi (con giáp)  theo thứ tự cố định như sau:

Tháng Địa Chi (con giáp)
1 Dần
2 Mão
3 Thìn
4 Tỵ
5 Ngọ
6 Mùi
7 Thân
8 Dậu
9 Tuất
10 Hợi
11
12 Sửu

Như vậy, tháng đầu tiên của năm (tháng giêng) lại mặc định là tháng Dần (con hổ) chứ không phải tháng Tý (con chuột).

Ngày

Các ngày trong tháng cũng tuân theo quy luật sắp xếp lần lượt theo thứ tự của 12 con giáp giống như năm, cứ thế xoay vòng tròng: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Giờ

Đối với Dương Lịch, chúng ta có 1 ngày được chia ra thành 24 giờ tuy nhiên theo lịch Can Chi thì 1 ngày chỉ chia ra thành 12 giờ (1 giờ Can Chi bằng 2 giờ Dương Lịch) như sau:

Giờ theo Can Chi Giờ theo Dương Lịch Đặc điểm
23h -1h thời điểm chuột hoạt động mạnh
Sửu 1h – 3h thời điểm trâu bò chuẩn bị đi cày
Dần 3h – 5h thời điểm hổ hung hãn nhất
Mão 5h – 7h thời điểm mèo hoạt động chăm chỉ nhất
Thìn 7h – 9h thời điểm đàn rồng tạo mưa
Tỵ 9h – 11h thời điểm rắn không hại người
Ngọ 11h – 13h giữa trưa là thời điểm có dương tính cao nhất, ngựa là loài có dương tính cao
Mùi 13h – 15h thời điểm dê ăn cỏ
Thân 15h – 17h thời điểm khỉ thích hú
Dậu 17h – 19h thời điểm gà lên chuồng
Tuất 19h – 21h thời điểm chó bắt đầu trông nhà
Hợi 21h – 23h thời điểm lợn ngủ say nhất

12 con giáp và các tiết khí

Địa Chi Tiết Khí
Dần Lập Xuân
Vũ Thủy
Mão Kinh Trập
Xuân Phân
Thìn Thanh Minh
Cốc Vũ
Tỵ Lập hạ
Tiểu Mãn
Ngọ Mang Chủng
Hạ Chí
Mùi Tiểu Thử
Đại Thử
Thân Lập Thu
Xử Thử
Dậu Bạch Lộ
Thu Phân
Tuất Hàn Lộ
Sương Giáng
Hợi Lập Đông
Tiểu Tuyết
Đại Tuyết
Đông Chí
Sửu Tiểu Hàn
Đại Hàn
12 con giáp và các tiết khí
Hình ảnh: 12 con giáp (Địa Chi) và các tiết khí trong tháng. Để tra cứu sơ đồ tiết khí hình tròn này, độc giả vui lòng xem theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Con giáp của bạn là gì?

Giả sử bạn tuổi Dậu, bạn sẽ là Dậu mệnh Hỏa, Dậu mệnh Thổ, Dậu mệnh Kim hay Dậu mệnh Thủy hay là Dậu mệnh Mộc? Bạn cũng có thể là tuổi Dậu mệnh Hỏa sinh vào tháng Tý, Thủy vào ngày Dần, Mộc, vào giờ Thìn, Thổ. Khá rắc rối phải không? Ngay cả các thầy xem số đầy kinh nghiệm cũng còn phải xem rất kỹ. Tuy nhiên, trong phạm vi của bài viết này, chúng ta chưa nghiên cứu về cách phân tích từng nhân tố hình thành nên số phận của bạn, mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phương pháp Tứ Trụ – một phương pháp chiêm tinh của Trung Hoa. Mục đích của chúng tôi trong bài viết này chỉ là tìm hiểu về tính con giáp của bạn.

Trong bảng dưới đây, chúng tôi liệt kê các năm dương lịch từ năm dương lịch từ năm 1924 tới năm 2023 cùng với thời điểm bắt đầu chính xác của năm đó. Nếu bạn sinh sau ngày mùng 5 tháng 2, việc xác định con giáp của bạn khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn sinh ngày mùng 3, mùng 4, mùng 5 của tháng 2 thì giờ sinh của bạn sẽ quyết định con giáp của bạn là gì. Giả sử bạn sinh lúc 15h30 chiều ngày 4 tháng 2 năm 1925. Vậy thì bạn phải sử dụng năm 1924 để tính toán vì phải tới 15h37 phút thì năm 1925 mới bắt đầu. Nếu bạn chào đời vào lúc 17 giờ chiều ngày 4 tháng 02 năm 1925 thì năm sinh của bạn vẫn là năm 1925. Lấy một ví dụ khác, nếu bạn sinh vào lúc 7h sáng ngày 5 tháng 2 năm 1940 thì không thể lấy địa chi năm sinh của bạn là Thìn để tính toán vì năm Thìn chỉ thực sự bắt đầu vào lúc 7 giờ 8 phút, tám phút sau khi bạn chào đời, vì vậy bạn thực là sinh năm Mão.

Ở đây lại xuất hiện một câu hỏi: tại sao chúng ta lại dùng dương lịch chứ không phải âm lịch để đánh dấu thời điểm một năm mới bắt đầu? Mặc dù theo truyền thống, năm âm lịch (có thể bắt đầu vào một ngày bất kỳ trong khoảng thời gian từ cuối tháng Giêng tới giữa tháng Hai dương lịch) đánh dấu sự luân chuyển của các con giáp nhưng các học giả và những người nghiên cứu thuật phong thủy và phương pháp Tứ Trụ thật nghiêm túc cho rằng một năm mới chỉ bắt đầu vào ngày Lập Xuân.

Năm âm lịch Trung Quốc bắt đầu trong khoảng từ mùng 3 tới mùng 5 tháng 2 (dương lịch Âu Mỹ quốc tế). Đó là ngày giữa ngày Đông Chí (ngày có đêm dài nhất) và Xuân Phân (là ngày có đêm và ngày dài bằng nhau).

Lịch Trung Quốc được tính theo vòng quay của Trái Đất quanh trục của nó (ngày dương lịch) và vòng quay của trái đất quanh mặt trời (năm dương lịch). Người xưa cũng thường tính khoảng cách giữa các ngày trăng tròn liên tiếp nhau, đó là các tháng âm lịch.

Khi xem xét từng năm một, chúng ta thấy phải mất 60 năm thì một năm có cùng Địa Chi và cùng Ngũ Hành mới lặp lại (5 hành x 12 con giáp = 60 năm). Chu kỳ đầu đủ gần đây nhất bắt đầu từ năm 1924 (năm Tý hành Mộc) và kết thúc vào năm 1983 (năm Hợi hành Thủy). Năm 1984 khởi đầu một chu kỳ mới kèo dài 60 năm, kết thúc vào năm 2043.

Bảng 1: Bảng tra cứu Mệnh năm (Đại Mệnh)
Năm

Dương lịch

Ngày Thời điểm bắt đầu năm Mệnh năm Con Giáp
1924 5 – 2 9h50 sáng Kim
1925 4 – 2 3h37 chiều Sửu
1926 4- 2 9h39 sáng Hỏa Dần
1927 5 – 2 3h31 sáng Mão
1928 5 – 2 9h17 sáng Mộc Thìn
1929 4 – 2 3h09 chiều Tỵ
1930 4 – 2 8h52 tối Thổ Ngọ
1931 5 – 2 2h41 sáng Mùi
1932 5 – 2 8h30 sáng Kim Thân
1933 4 – 2 2h10 chiều Dậu
1934 4 – 2 8h04 tối Hỏa Tuất
1935 5 – 2 1h49 sáng Hợi
1936 5 – 2 7h30 sáng Thủy
1937 4 – 2 1h26 chiều Sửu
1938 4 – 2 7h15 chiều Thổ Dần
1939 5 – 2 1h11 sáng Mão
1940 5 – 2 7h08 sáng Kim Thìn
1941 4 – 2 12h50 chiều Tỵ
1942 4 – 2 6h49 chiều Mộc Ngọ
1943 5 – 2 12h41 sáng Mùi
1944 5 – 2 6h23 sáng Thủy Thân
1945 4 – 2 12h20 chiều Dậu
1946 4 – 2 6h05 chiều Thổ Tuất
1947 4 – 2 11h55 tối Hợi
1948 5 – 2 5h43 sáng Hỏa
1949 4 – 2 11h23 sáng Sửu
1950 4 – 2 5h21 chiều Mộc Dần
1951 4 – 2 11h14 tối Mão
1952 5 – 2 4h54 sáng Thủy Thìn
1953 4 – 2 10h46 sáng Tỵ
1954 4 – 2 4h31 chiều Kim Ngọ
1955 4 – 2 10h18 tối Mùi
1956 4 – 2 4h13 sáng Hỏa Thân
1957 5 – 2 9h55 sáng Dậu
1958 4 – 2 3h50 chiều Mộc Tuất
1959 4 – 2 9h43 tối Hợi
1960 5 – 2 3h23 sáng Thổ
1961 4 – 2 9h23 sáng Sửu
1962 4 – 2 3h18 chiều Kim Dần
1963 4 – 2 9h08 tối Mão
1964 5 – 2 3h05 sáng Hỏa Thìn
1965 4 – 2 8h46 sáng Tỵ
1966 4 – 2 2h38 chiều Thủy Ngọ
1967 4 – 2 8h31 chiều Mùi
1968 5 – 2 2h08 sáng Thổ Thân
1969 4 – 2 7h59 sáng Dậu
1970 4 – 2 1h46 chiều Kim Tuất
1971 4 – 2 7h26 tối Hợi
1972 5 – 2 1h20 sáng Mộc
1973 4 – 2 7h04 sáng Sửu
1974 4 – 2 1h00 chiều Thủy Dần
1975 4 – 2 6h59 chiều Mão
1976 5 – 2 12h40 sáng Thổ Thìn
1977 4 – 2 6h34 sáng Tỵ
1978 4 – 2 12h27 chiều Hỏa Ngọ
1979 4 – 2 6h13 tối Mùi
1980 5 – 2 12h10 sáng Mộc Thân
1981 4 – 2 5h56 sáng Dậu
1982 4 – 2 11h46 sáng Thủy Tuất
1983 4 – 2 5h40 chiều Hợi
1984 4 – 2 11h19 chiều Kim
1985 4 – 2 5h12 sáng Sửu
1986 4 – 2 11h09 sáng Hỏa Dần
1987 4 – 2 4h52 chiều Mão
1988 4 – 2 10h43 tối Mộc Thìn
1989 4 – 2 4h27 sáng Tỵ
1990 4 – 2 10h15 sáng Thổ Ngọ
1991 4 – 2 4h08 chiều Mùi
1992 4 – 2 9h48 tối Kim Thân
1993 4 – 2 3h38 sáng Dậu
1994 4 – 2 9h31 sáng Hỏa Tuất
1995 4 – 2 3h14 chiều Hợi
1996 4 – 2 9h08 tối Thủy
1997 4 – 2 3h04 sáng Sửu
1998 4 – 2 8h53 sáng Thổ Dần
1999 4 – 2 2h42 chiều Mão
2000 4 – 2 8h32 tối Kim Thìn
2001 4 – 2 2h20 sáng Tỵ
2002 4 – 2 8h08 sáng Mộc Ngọ
2003 4 – 2 1h57 chiều Mùi
2004 4 – 2 7h46 tối Thủy Thân
2005 4 – 2 1h34 sáng Dậu
2006 4 – 2 7h25 sáng Thổ Tuất
2007 4 – 2 1h14 chiều Hợi
2008 4 – 2 7h03 tối Hỏa
2009 4 – 2 12h52 sáng Sửu
2010 4 – 2 6h42 sáng Mộc Dần
2011 4 – 2 12h32 chiều Mão
2012 4 – 2 6h40 chiều Thủy Thìn
2013 4 – 2 12h24 sáng Tỵ
2014 4 – 2 6h21 sáng Kim Ngọ
2015 4 – 2 12h09 chiều Mùi
2016 4 – 2 6h tối Hỏa Thân
2017 3 – 2 11h49 tối Dậu
2018 4 – 2 5h38 sáng Mộc Tuất
2019 4 – 2 11h28 sáng Hợi
2020 4 – 2 5h18 chiều Thổ
2021 3 – 2 11h08 chiều Sửu
2022 4 – 2 4h58 sáng Kim Dần
2023 4 – 2 10h47 sáng Mão
2024 Thìn
2025 Tỵ
2026 Ngọ
2027 Mùi
2028 Thân
2029 Dậu
2030 Tuất
2031 Hợi
2032
2033 Sửu
2034 Dần
2035 Mão
2036 Thìn
2037 Tỵ
2038 Ngọ
2039 Mùi
2040 Thân
2041 Dậu

Chiêm tinh hay Tử Vi Trung Quốc có liên quan đến phong thủy không?

Câu trả lời là không! Nhưng cũng không hẳn thế. Một người biết áp dụng tốt thuật phong thủy thì cũng có thể đưa các nhân tố tử vi Trung Hoa vào những tính toán về phong thủy của mình. Bằng cách tính toán tử vi, bạn có thể xác định được mình hợp với tuổi nào cũng như màu sắc, nghề nghiệp và môi trường như thế nào.

Bạn hợp với người tuổi gì?

Rất nhiều người Trung Quốc chưa quyết định việc tổ chức lễ lạt, kết bạn, quan hệ đối tác hay là bất cứ điều gì quan trọng nếu chưa xin thầy chiêm tinh chỉ dẫn. Nhưng thông qua một bài kiểm tra khái quát về tính tương hợp, bạn cũng có thể xác định tương lai của một mối quan hệ.

Sự tương hợp giữa các con giáp.
Sự tương hợp giữa các con giáp.

Những con giáp cùng nhau tạo nên một tam giác được coi là hợp với nhau nhất (xem hình trên). Những bộ ba “tam hợp” gồm có:

  • Thân – Tý – Thìn,
  • Tỵ – Dậu – Sửu,
  • Dần – Ngọ – Tuất,
  • Hợi – Mão – Mùi.

Nếu để ý kỹ hơn, bạn có thể thấy rằng những con giáp hợp nhau thì đứng cách nhau bởi 3 con giáp khác.

Nếu có thời gian, hãy thử viết ra ngày sinh của những bạn bè hay những người thân của bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng tình cảm và sự thân thiết giữa bạn với họ không hoàn toàn là ngẫu nhiên.

Bạn xung khắc (không hợp) với tuổi gì?

Sự xung khắc giữa 12 con giáp.
Sự xung khắc giữa 12 con giáp.

Bạn có hai đồng minh và có một đối thủ nguy hiểm. Bạn có thể xác định người xung khắc với tuổi của mình bằng cách tìm ra con giáp đối diện trực tiếp với con giáp của bạn. Đó sẽ là những mối quan hệ không thuận buồm xuôi gió, dễ gây ra xung đột, căng thẳng hoặc thậm chí là cả xui xẻo nữa.

Những con giáp không xung khắc với nhau và không cùng nằm trong bộ ba “tam hợp” cũng được coi là tương hợp, nhưng hợp ở mức độ nhỏ hơn.

Chú ý quan trọng:

  • Bạn có thể băn khoăn tại sao hành tính theo quái lại khác với hành tính theo con giáp của bạn? Lý do là mệnh Quái của bạn thể hiện bạn thuộc Tây Tứ Mệnh hay Đông Tứ Mệnh. Hành ở đây là hành của cả nhóm Đông Tứ hoặc nhóm Tây Tứ chứ không phải chỉ của riêng bạn. Hành gắn với con giáp biểu thị năm sinh của bạn. Tuy nhiên, hành của năm sinh cũng không cho biết nhiều lắm về con người của bạn cả. Hành của Can ngày sinh mới cho biết nhiều điều chính xác hơn về tính cách của con người.

Năm tốt – năm xấu

Để xem năm nay (hay năm tới) bạn có gặp nhiều thuận lợi hay không, hãy so sánh mệnh của bạn với mệnh của năm bạn muốn xem. Ví dụ như năm 2005 là năm Dậu, hành Mộc. Nếu mệnh của bạn cũng là Mộc hoặc là những hành tương sinh với Mộc và con giáp của bạn tương hợp với Dậu thì trong năm 2005 bạn sẽ gặp khí thuận lợi. Nhưng đó chỉ là nói chung, bởi vì con giáp chỉ thể hiện được một trong tám yếu tố hình thành nên tính cách của bạn mà thôi.

Tính cách của con người

Khác với các phương pháp xem số khác của Trung Hoa mà cốt lõi là dự đoán và đề phòng, phương pháp xem số theo con giáp chỉ cho ta biết tính cách chung của những người thuộc một con giáp cụ thể.

Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các khía cạnh của từng con giáp theo Hoàng Đạo Trung Hoa tại các bài viết sau:

  • Người tuổi Tý chăm chỉ đọc chi tiết tại đây.
  • Người tuổi Sửu kỷ luật và nguyên tắc đọc chi tiết tại đây.
  • Tuổi Dần tính khí thất thường đọc chi tiết tại đây.
  • Tuổi Mão may mắn đọc chi tiết tại đây.
  • Tuổi Thìn năng động đọc chi tiết tại đây.
  • Tuổi Tỵ thông minh đọc chi tiết tại đây.
  • Tuổi Ngọ độc lập đọc chi tiết tại đây.
  • Tuổi Mùi nhạy cảm đọc chi tiết tại đây.
  • Tuổi Thân tinh nghịch đọc chi tiết tại đây.
  • Tuổi Dậu tỉ mỉ đọc tiếp tại đây.
  • Tuổi Tuất tận tuỵ đọc tiếp tại đây.
  • Tuổi Hợi chi đáo đọc tiếp tại đây.

Tài liệu tham khảo

1. Tác giả Lam Thu, đăng ngày 16/10/2014. Sách khẳng định người Việt sáng tạo ra kinh Dịch. VNxpress. Ngày truy cập: 22/09/2023.

2. Tác giả: Bảo Linh, đăng ngày 24/11/2014. Người Việt – chủ nhân của Kinh Dịch và Chữ vuông. VTV.vn. Ngày truy cập: 22/09/2023.

3. Đốt sách chôn nho. Wikipedia. Ngày truy cập: 22/09/2023.

4. Tác giả: Vương Trung Hiếu, đăng ngày: 27/08/2022. ‘Đốt sách chôn Nho’ của Tần Thủy Hoàng và nhiều vụ chấn động lịch sử thế giới. Báo Thanh Niên. Ngày truy cập 22/09/2023.

5. Tác giả: PTS Sim Sang – Joon (Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hoá Việt – Hàn), đăng ngày 11/02/2011. Tại sao Trung Quốc năm Thỏ, Việt Nam năm Mèo? Báo Lao Động. Ngày truy cập 22/09/2023.