Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu: Cách tính Mệnh Quái. Mệnh Quái
Danh mục: Bát Quái
Bát quái là nền móng cơ bản hình thành nên 64 quẻ của Kinh Dịch. Mỗi quái thể hiện các dạng chuyển động và biến dịch, được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực triết học, thiên văn học, y học cổ truyền Trung Hoa, thần số, võ thuật, toán học và tất nhiên trong phong thủy nữa. Hiểu Bát Quái bạn sẽ có được những hiểu biết sâu sắc hơn về các dạng biến dịch vốn có trong tự nhiên và con người bạn.
Bát Quái (tiếng Trung: 八卦 ) | |||||||
Càn
(乾 ) ☰ |
Đoài
(兌 ) ☱ |
Ly
(離) ☲ |
Chấn
(震) ☳ |
Tốn
(巽 ) ☴ |
Khảm
(坎) ☵ |
Cấn
(艮) ☶ |
Khôn
(坤) ☷ |
Thiên (Trời) | Trạch (Đầm, Hồ) | Hỏa (Lửa) | Lôi (Sấm) | Phong (Gió) | Thủy (Nước) | Sơn (Núi) | Địa (Đất) |
天 Tiān | 澤(泽) Zé | 火 Huǒ | 雷 Léi | 風(风) Fēng | 水 Shuǐ | 山 Shān | 地 Dì |
Nguyên văn
Càn, Khôn, Cấn, Đoài là Đông Tứ Trạch.
Khảm, Ly, Chấn, Tốn là Tây Tứ Trạch.
Đây là phương vị của Hậu Thiên Bát Quái, mỗi quẻ cai quản ba sơn:
- Tuất, Hợi thuộc Càn,
- Nhâm, Quý thuộc Khảm,
- Sửu, Dần thuộc Cấn,
- Giáp, Ất thuộc Chấn,
- Thìn, Tỵ thuộc Tốn,
- Bính, Đinh thuộc Ly,
- Canh, Tân thuộc Đoài,
- Mùi, Thân thuộc Khôn.
Hai mươi tư sơn này được quy chung thành Bát Trạch.
Thuộc tính Ngũ Hành của các quẻ Bát Quái
Càn | Chấn | Khảm | Cấn | Đoài | Ly | Tốn | Khôn |
cha | trưởng nam | trung nam | thiếu nam | thiếu nữ | trung nữ | trưởng nữ | mẹ |
Kim | Mộc | Thuỷ | Thổ | Kim | Hoả | Mộc | Thổ |
+ | – |
Vật chất luôn vận động – đồ hình chuyển động của khí
Như các bạn đã biết, phong thủy xoay quanh khái niệm khí – nguồn năng lượng tiềm ẩn huyền bí mà sự tồn tại của nó vẫn còn chưa được khoa học chứng minh. Với người Trung Quốc, việc khái niệm cổ xưa này có được kiểm chứng bằng dữ liệu khoa học hay không chẳng mấy quan trọng. Ở phương Đông, kiến thức trực giác luôn có ảnh hưởng hơn tri thức luận lý. Khí là một thực tế của cuộc sống. Họ biết khí ở đây, đó và mọi nơi. Vậy làm thế nào bạn nghiên cứu cái bạn không thể nhìn thấy này?
Thật đơn giản, người Trung Hoa cổ đại quan sát khí chuyển động qua các chu trình âm dương. Nghiên cứu các khuôn mẫu của sự chuyển động, biến hóa, tiến hóa thông qua các yếu tố tự nhiên được xem là quan trọng hơn nhiều so với việc nghiên cứu bản thân từng yếu tố tách biệt. Trong thực tế, toàn bộ thiên nhiên được coi là mạng lưới các sự kiện liên kết và phụ thuộc lẫn nhau. Các sự kiện, Ngũ Hành, khuôn mẫu được đặt tương quan với nhau trong một mô hình đối xứng tượng trưng cho mọi tình huống có thể xảy ra trong thế giới tự nhiên và con người. Mô hình này được gọi là nguyên lý Bát Quái.
Có một điều thú vị là trong cuốn sách khơi gợi tư duy The Tao of Physics (Đạo của Vật Lý) tác giả Fritjiof Capra chỉ ra rằng khái niệm Bát Quái rất giống với thuyết Ma trận hình chữ S của nhà vật lý người Đức Werner Heisenberg (1901 – 1976). Trong học thuyết này, Heisenberg mô tả thế giới của các hạt cơ bản (một loại hạt hạ nguyên tử) là một mạng lưới các phản ứng không thể tác rời. Các phản ứng liên kết các hạt hạ nguyên tử với các phản ứng khác. Bản thân các hạt hạ nguyên tử không quan trọng bằng chuỗi chuyển động và chuyển hóa của chúng. Giống như nguyên lý của Bát Quái, học thuyết ma trận hình chữ S của Heisenberg giải thích mọi phản ứng có thể xảy ra liên quan tới các hạt cơ bản (Hadron).
Trong phong thủy, chuyển động, biến dịch, tương tác của khí kết hợp với yếu tố thời gian, không gian quyết định cuộc sống của bạn. Hiểu Bát Quái và sự kết hợp giữa các quái sẽ giúp bạn tăng cường khí tốt và điều chỉnh khí xấu.
Bát Quái là các biểu tượng tượng trưng cho sự chuyển hóa của Ngũ Hành trong mọi tình huống có thể xảy ra trong thế giới tự nhiên và con người.
Chỉ tám là đủ
Chính sự tương tác không ngừng giữa âm và dương đã sinh ra gia đình Bát Quái. Hãy xem minh họa sau đây. Như đã nói dương (nam) biểu thị bằng nét (hào) liền, âm (nữ) biểu thị bằng nét đứt. Nói riêng, dương và âm mỗi loại sinh hạ được hai con. Nếu quan sát kỹ hơn, mỗi con tương ứng, bạn sẽ thấy hào dưới cùng (thường gọi là hào đầu) tương ứng với hào dương cha hay hào âm mẹ. Vẽ thêm hào âm và dương lên trên sẽ sinh ra bốn cặp khác nhau (là tổ hợp của hai hào, tiếng Trung Quốc là Tứ Tượng). Tiếp theo, mỗi tượng lại sinh ra hai quái, với hai hào dưới cùng giống hệt cha hoặc mẹ. Và chỉ có hào âm và hào dương vẽ thêm trên cùng phân biệt các quái với anh chị em của nó.
Bát Quái đại diện cho số lượng tối đa của các khả năng kết hợp âm dương thành các tổ hợp gồm ba hào. Nếu tiếp tục kết hợp các quái theo cách tương tự bạn sẽ được 64 quẻ của Kinh Dịch nhưng ở đây chúng ta sẽ không quan tâm tới vấn đề này.
Bát Quái là 8 quái trong Kinh Dịch: “bát” nghĩa là tám và quái nghĩa là kết quả của việc gieo quẻ. Nói một cách hình ảnh, Bát Quái ngụ ý về việc tạo ra trời ở trên đất.
Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh Bát Quái.
Gặp gỡ gia đình Bát Quái
Như bạn vừa được biết, tám quái cơ bản được lập bằng các hào theo thứ tự từ dưới lên trên. Hào dưới cùng biểu thị cho đất (địa). Hào ở giữa biểu tượng cho con người (nhân) và hào trên cùng là trời (thiên). Hào khác biệt trong số 3 hào xác định giới tính của quái tức là quái đó âm hay dương.
Ngoài thuộc tính âm dương, các quái còn liên quan tới một loạt các hiện tượng tự nhiên và con người: mùa, thời gian trong ngày, phương hướng, Ngũ Hành, màu sắc tương ứng, con vật, đặc điểm tính cách con người (thương nhân, giáo viên, kẻ trộm…), bộ phận cơ thể, bệnh tật liên quan và các con số. Mỗi quái được đặt một cái tên phù hợp với năng lượng khí của chúng (khuất động, dịu dàng, bám chắc). Mặc dù mối liên quan nào cũng quan trọng nhưng chúng tôi chỉ liệt kê những thuộc tính hữu ích nhất cho việc nghiên cứu và thực hành phong thủy.
Nào, trước hết chúng ta cùng gặp gỡ các thành viên nam trong gia đình Bát Quái! Nhớ là nam được biểu thị bằng hào dương liền nét. Xem từng hình minh họa, chú ý quan sát hào 1 (đường dưới cùng) dịch chuyển lên trên để tạo thêm các thành viên nam khác của gia đình Bát Quái như thế nào.
☰ | ☳ | ☵ | ☶ | ☱ | ☲ | ☴ | ☷ | |
Tên quái | Càn | Chấn | Khảm | Cấn | Đoài | Ly | Tốn | Khôn |
Vị trí | ở trên trời | trong sấm | trong thủy | trong núi | trong hồ | trong hỏa | trong gió | trong đất |
Quan hệ gia đình | cha, chồng, chủ nhà, tổng thống, vua. | con trai cả. | con trai giữa hoặc người đàn ông trung tuổi. | con trai út hoặc thiếu nam | con gái út hoặc thiếu nữ | con gái giữa hoặc người phụ nữ tuổi trung niên. | con gái cả | mẹ, vợ, bà, cụ bà. |
Hướng theo Hậu thiên Bát Quái | Tây Bắc. | Đông. | Bắc. | Đông Bắc. | Tây | Nam | Đông Nam | Tây Nam |
Ngũ Hành | Kim | Mộc | Thủy. | Thổ | Kim | Hỏa | Mộc | Thổ |
Màu sắc | vàng, bạc, trắng. | xanh lá cây. | đen, xanh da trời. | nâu, vàng | vàng, bạc, trắng | đỏ, tía, cam sẫm, hồng. | xanh lá cây | nâu, vàng. |
Bộ phận cơ thể | đầu, phổi. | chân, gan. | tai, máu, thận. | tay, ngón tay. | miệng, răng, lưỡi, ngực | mắt, tim. | đùi, mông, phần thắt lưng | bụng, dạ dày. |
Số Lạc Thư | 6 | 3 | 1 | 8 | 7 | 9 | 4 | 2 |
Ở bảng trên, các chữ màu đỏ là những người phụ nữ trong gia đình Bát Quái. Xin nhắc lại, hãy chú ý xem hào âm ở dưới cùng tiến lên trên để tạo ra thành viên nữa khác trong gia đình.
Vậy là bạn đã được làm quen với cả tám thành viên của gia đình Bát Quái. Dù các biểu tượng có vẻ trừu tượng và cấu tạo của chúng có vẻ khó hiểu nhưng bạn đừng ngại. Rồi bạn sẽ nhận rõ mỗi quái và sự kết hợp tương ứng của nó. Cũng đơn giản như tìm hiểu biển báo giao thông mà thôi. Chẳng mấy chốc, các ký hiệu trừu tượng như đường một chiều, cấm dừng, cấm đỗ sẽ ngấm vào trong tiềm thức của bạn. Bát Quái cũng vậy.
Đồ hình Bát Quái
Mặc dù Bát Quái có thể được sắp xếp theo nhiều kiểu khác nhau nhưng chỉ có hai kiểu sắp xếp là thực sự có ý nghĩa. Kiểu đầu tiên theo minh họa dưới đây được gọi là Tiên thiên Bát Quái. Tiên Thiên trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “trước khi xuất hiện thế giới hiện tượng”. Tiên thiên Bát Quái biểu thị sự cân bằng và hài hòa hoàn hảo.
Tất cả tám nguồn năng lượng khí được cân bằng nhờ nguồn đối xứng. Trời được cân bằng bởi đất, nước được cân bằng bởi lửa. Cha được cân bằng bởi mẹ, con trai thứ được cân bằng bởi con gái thứ.
Về bản chất, kiểu sắp đặt Bát Quái này đại diện cho một thế giới lý tưởng, một thực tế bên trong. Tiên thiên Bát Quái có chút vấn đề đó là nó hoàn toàn tĩnh tại, một sự nghiên cứu về cuộc sống tĩnh tại. Nó không vận động, không biến hóa, không tương tác.
Kiểu thứ hai như hình dưới đây, được gọi là Hậu thiên Bát Quái. Hậu thiên có nghĩa là sau khi xuất hiện thế giới hiện tượng. Hậu thiên Bát Quái tuân theo các thay đổi mang tính chu trình của âm và dương. Mỗi quái xoay quanh một chuỗi các sự kiện tự nhiên trong một thế giới luôn luôn vận động, giống như thế giới thực. Trong phong thủy, Hậu thiên Bát Quái được sửu dụng để phân tích sự vận động của các nguồn năng lượng khí ảnh hưởng đến chúng ta.
Bắt đầu từ quẻ Chấn ở hướng Đông và di chuyển theo chiều kim đồng hồ, mùa xuân đến với một tiếng sấm nổ. Sau đó, các ngọn gió nhẹ của quẻ Tốn nuôi dưỡng sự tăng trưởng và phát triển của mùa hè. Sau đó đến quẻ Ly. Cường độ ánh sáng của quẻ Ly mang lại những tia nắng ấm áp, rực rỡ. Trong tiềm thức con người, Ly là thời điểm của tình yêu và tính tò mò, là cô con gái thứ ham khám phá những điều mới mẻ.
Tiếp đến là quẻ Khôn đầu thu. Đó là thời điểm bạn đang trưởng thành và tiếp nhận ý tưởng mới. Nhưng ở quẻ Đoài thì bạn mới hướng nội, gặt hái những gì mình đã học. Quẻ Đoài là thời gian của phản ánh và đánh giá. Quẻ Càn xuất hiện là dấu hiệu của mùa đông. Trực giác chi phối quá trình phát triển nội tâm của bạn. Trong quẻ Khảm, bạn bắt đầu để tâm suy nghĩ về các điều sâu sắc của cuộc sống, giống như thiền định. Bạn đã đi hết hành trình nội tâm của mình. Ở Cấn, các đám mây xuất hiện trên bầu trời yên tĩnh của mùa đông và sấm lại mở ra một chu kỳ sinh trưởng phát triển mới.
Như hình minh họa dưới đây, vòng Bát Quái có thể được dựng theo hình vuông để hình thành một hình lưới bao gồm tám ô vuông có ghi tên quái, phương hướng, Ngũ Hành, quái số (với vị trí trung tâm tượng trưng cho đất). Điều này cho phép nguyên lý Bát Quái (cùng với thuyết âm dương và thuyết Ngũ Hành) tương liên với Lạc Thư. Đồ hình này còn được gọi là ma phương.
Tiên thiên Bát Quái thể hiện thực lý tưởng trong đó các nguồn năng lượng khí của tự nhiên và con người ở trạng thái cân bằng hoàn hảo. Hậu thiên Bát Quái biểu thị sự vận động, biến đổi, tương tác giữa các nguồn năng lượng khí tự nhiên và con người.
Bát Quái và những con số (quái số)
Kết hợp các vạch đứt và vạch liền thành các quái và quẻ tương ứng với hệ nhị phân trong toán học – hệ thống được sử dụng trong lập trình máy tính ngày nay. Mỗi chức năng mà máy tính thực hiện, tính toán, đồ hoạ, xử lý văn bản đều sử dụng chữ số nhị phân. Hệ thống này dùng 01 thay cho 1 và 10 thay cho 2. Các con số được chuyển đổi thành số nhị nhân sư sau:
1 = 01
2 = 10
3 = 11
4 = 100
5 = 101
6 = 1
7 =
8 =
9 =
10 =
11 =
12 =
13 =
14 =
15 =
Cũng theo cách này, nếu bạn cho dương (vạch liền) là số 1 và âm (vạch đứt) là số 0 bạn có thể thấy các kết hợp số tuân theo quy tắc số nhị phân. Ví dụ đọc quẻ từ dưới lên thì:
- Quẻ Cấn hay 001 biểu diễn số 1.
- Quẻ Khảm hay 010 là số 2.
- Quẻ Tốn hay 011 là số 3
- Quẻ Càn hay 111 là số
- Quẻ Khôn hay 000 là số
- Quẻ Ly hay 101 là số
- Quẻ Đoài hay 110 là số
Bạn hiểu rồi chứ? Quay lại hình minh họa cây gia phả Bát Quái ở trang trước, bạn sẽ thấy chúng tôi đã điền mã nhị phân cho cả tám quái.
Cách diễn giải quái và quẻ bằng toán học được phát hiện như thế nào cũng là một câu chuyện thú vị. Nó bắt đầu từ nhà triết học – toán học người Đức Gottfried Wilhelm von Leibnitz (1646 – 1716). Ông tin là hệ thống toán học chứng minh thượng đế đã tạo ra thế giới: mọi thứ đều do thượng đế (số 1) sáng tạo từ con số không (0).
Khi đó Leibnitz đang trao đổi thư từ với một nhà truyền đạo dòng tên ở Trung Quốc, cha Joachin Bouvet. Năm 1701, với hy vọng thuyết phục người Trung Quốc chấp nhận học thuyết Thiên chúa giáo bằng những tính toán thần bí của mình, Leibnitz gửi cho Bouvet một bản sao cuốn sách về số nhị phân của ông. Bouvet thấy có mối liên quan giữa hệ nhị phân và các biểu tượng trong Kinh Dịch, bèn gửi lại cho Leibnitz sơ đồ các quẻ do nhà triết học Thiệu Ung đời Tống soạn ra. Rõ ràng là hệ thống của Thiệu Ung chính là hình ảnh phản chiếu của hệ thống nhị phân từ 0 đến 63.
Liệu hai hệ thống toán học nhị phân, phát minh độc lập ở phương Đông và phương Tây có thể trở thành một ví dụ về khả năng chúng ta đi từ vô thức (tiềm thức) vào Biển Ý thức không?
Trong trường hợp này thì không. Kinh Dịch nguyên bản – Chu Dịch là phương pháp bói toán dựa trên các con số, trong đó các chuỗi số chẵn và lẻ đều có ý nghĩa của chúng. Một học giả người Trung Quốc là Đinh Trương Lương phát hiện ra điều này vào những năm 1970 khi đưa ra lý thuyết: theo thời gian, các số lẻ trở thành các vạch dương liền nét và số chẵn trở thành các vạch âm đứt nét như chúng ta đã biết. Ngoài ra, vào cuối thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên thời điểm mà Văn Vương và Chu Công kết hợp Chu Dịch và Kinh Dịch, khái niệm số 0 chưa được biết đến.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là, ý nghĩa của những tổ hợp các con số trong quẻ và quái là gì? Mặc dù có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết được nghĩa của chúng, nhưng rõ ràng là người Trung Hoa cổ đại đã nhận ra những tổ hợp toán học liên quan hiển hiện trong tự nhiên và các sự kiện của tự nhiên và con người. Họ ghi lại những sự kiện của Đại vũ trụ đã ảnh hưởng tới Tiểu vũ trụ là chúng ta như thế nào. Bạn phải học về Mệnh Quái hay còn gọi là sao chiếu mệnh của mình – ngôi sao quyết định vận mệnh của bạn.