Danh mục: Cửu Tinh

Nguyên văn

Tham, Cự, Lộc, Văn, Liêm, Vũ, Phá, Phụ, Bật.

Giải thích

Thuật số học thường đem Cửu Tinh phối vào tám phương của Bát Quái. Chín ngôi sao trong Cửu Tinh gồm: Tham Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân, Tả Phụ, Hữu Bật.

Nguồn gốc của Cửu Tinh là bảy ngôi sao trong chòm sao Bắc Đẩu cộng với hai ngôi sao ở hai bên chòm sao này tức Tả Phụ và Hữu Bật. Vì Bát Quái chỉ có tám phương vị nên khi phối Cửu Tinh vào Bát Quái, Tả Phụ Hữu Bật được hợp nhất thành Phụ Bật.

Sinh Khí, Diên Niên, Thiên Y, Phục Vị, Tuyệt Mệnh, Lục Sát, Ngũ Quỷ, Hoạ Hại là một hệ thống tên gọi khác của Cửu Tinh lần lượt tương ứng với các sao: Tham Lang, Vũ Khúc, Cự Môn, Phụ Bật, Phá Quân, Văn Khúc, Liêm Trinh, Lộc Tồn. Mỗi sao có một thuộc tính Ngũ Hành khác nhau. Về tính chất cát, hung của mỗi sao đã được trình bày cụ thể dưới đây:

Bốn hướng cát tinh

Sinh Khí: tức sao Tham Lang, thuộc hành Mộc. Hướng này nên xây nhà cao, trổ cổng, đặt giường, làm cửa bếp. Tối kỵ đặt nhà vệ sinh tại bốn hướng cát.

Diên Niên: tức sao Vũ Khúc, thuộc hành Kim. Hướng này nên xây nhà cao, đặt cổng chính, lai lộ, đặt giường, làm cửa bếp.

Thiên Y: tức sao Cự Môn, thuộc hành Thổ. Hướng này nên làm nhà cao, đặt cổng chính, đặt giường.

Phục Vị: tức sao Phụ Bật, không có thuộc tính Ngũ Hành nên đặt phòng ở giường ngủ nhưng chỉ sinh con gái.

Bốn hướng hung tinh

Tuyệt Mệnh: tức sao Phá Quân, thuộc hành Kim, phạm phải hướng này sẽ bất lợi, tương khắc với Chấn, Tốn, Ly.

Lục Sát: tức sao Văn Khúc thuộc hành Thuỷ, phạm phải hướng này sẽ hung, bất lợi với Khôn, Cấn, Tốn.

Ngũ Quỷ: tức sao Liêm Trinh, thuộc hành Hoả, phạm phải hướng này sẽ hung, bất lợi, không hợp với Khảm, Càn, Đoài.

Hoạ Hại: tức sao Lộc Tồn, thuộc hành Thổ, phạm phải hướng này sẽ hung.

Tại hướng hung trong bản mệnh đặt bếp lò quay lưng vào và đặt nhà vệ sinh, giếng, thớt, cối để trấn áp hung khí.

Ngũ Hành của Cửu Tinh

Sinh Khí: sao Tham Lang thuộc Mộc, là dương Mộc, thượng cát.

Thiên Y: sao Cự Môn, thuộc Thổ, là dương Thổ, thượng cát.

Diên Niên: sao Vũ Khúc, thuộc Kim, là dương Kim, thứ cát.

Ngũ Quỷ: sao Liêm Trinh, thuộc Hoả, là độc Hoả, hung..

Tuyệt Mệnh: sao Phá Quân, thuộc Kim, là âm Kim, đại hung.

Lục Sát: sao Văn Khúc, thuộc thuỷ, là âm Thuỷ, hung.

Hoạ Hại: sao Lộc Tồn, thuộc Thổ, là âm thổ, thứ hung.

Tả Phụ, Hữu Bật: biến hoá tuỳ lúc.

Tam Nguyên Cửu Tinh

Thiên bàn (dụng) Địa bàn (thể)
Tốn

4

Trung

5

Càn

6

Tốn

Tứ Lục

Ly

Cửu Tử

Khôn

Nhị Hắc

Chấn

3

Đoài

7

Chấn

Tam Bích

Trung

Ngũ Hoàng

Đoài

Thất Xích

Khôn

2

Cấn

8

Cấn

Bát Bạch

Khảm

Nhất Bạch

Càn

Lục Bạch

Khảm

1

Ly

9

Giải thích

Trên đây là đồ hình Tam Nguyên Cửu Tinh. Đồ hình này bao gồm hai bộ phận lớn tức Địa bàn và Thiên bàn của la bàn. Tướng mệnh học quan niệm “tiên thiên là thể, hậu thiên là dụng, thể dụng kết hợp”. Trình tự sắp xếp của Tiên Thiên Bát Quái là:

  • Khảm 1
  • Khôn 2
  • Chấn 3
  • Tốn 4
  • Trung 5
  • Càn 6
  • Đoài 7
  • Cấn 8
  • Ly 9.

Hậu Thiên Bát Quái bắt nguồn từ Lạc Thư, sắp xếp trình tự các quẻ theo hình thức:

  • Đội 9 đạp 1,
  • trái 3 phải 7,
  • 2, 4 làm vai,
  • 6, 8 làm chân,
  • 5 làm chính giữa.

Các tên: Nhất Bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử là một hệ thống tên gọi khác của Cửu Tinh.

Nguyên tắc chế phục của Cửu Tinh

Phiên âm

Sinh Khí hàng Ngũ Quỷ, Thiên Y khi Tuyệt Mệnh,

Diên Niên áp Lục Sát, chế phục an bài định.

Dịch thơ:

Sinh Khí hàng Ngũ Quỷ,

Thiên Y khinh Tuyệt Mệnh,

Diên Niên chèn Lục Sát,

Chế phục như đã định.

Giải thích

Phần này trình bày về quy luật ba cát tinh khắc chế ba hung tinh. Sinh Khí khắc chế Ngũ Quỷ, Thiên Y khắc chế Tuyệt Mệnh, Diên Niên khắc chế Lục Sát. Ba dạng khắc chế như trên được gọi là “chính áp” chủ về bình an vô sự.

Đồ hình các sao

Đồ hình Sinh Khí

Sinh Khí (Tham Lang)
Chấn
Mộc
Đoài Càn Tốn
Ly Biến một hào trên Khảm
Chấn Khôn Cấn

Đồ hình Thiên Y

Cự Môn (Thiên Y)
Cấn
Thổ
Đoài Càn Tốn
Ly Biến hai hào dưới Khảm
Chấn Khôn Cấn

Đồ hình Diên Niên

Vũ Khúc (Diên Niên)
Càn
Kim
Đoài Càn Tốn
Ly Biến cả ba hào Khảm
Chấn Khôn Cấn

Đồ hình Ngũ Quỷ

Liêm Trinh (Ngũ Quỷ)
Ly
Hỏa
Đoài Càn Tốn
Ly Biến hai hào trên Khảm
Chấn Khôn Cấn

Đồ hình Tuyệt Mệnh

Phá Quân (Tuyệt Mệnh)
Đoài
Kim
Đoài Càn Tốn
Ly Biến một hào giữa Khảm
Chấn Khôn Cấn

Đồ hình Lục Sát

Lục Sát (Văn Khúc)
Khảm
Thủy
Đoài Càn Tốn
Ly Biến hào trên dưới Khảm
Chấn Khôn Cấn

Đồ hình Họa Hại

Lộc Tồn (Họa Hại)
Khôn
Thổ
Đoài Càn Tốn
Ly Biến một hào dưới Khảm
Chấn Khôn Cấn

Đồ hình Phục Vị

Phụ Bật (Phục Vị)
Tốn
Mộc
Đoài Càn Tốn
Ly Ba hào giữ nguyên Khảm
Chấn Khôn Cấn

Giải thích

Tám đồ hình trên đây trình bày về tám hướng cửa bếp, mỗi hướng có một tác dụng hay tác hại khác nhau cụ thể như sau:

  • Cầu tài, cầu tự cửa bếp nên quay về hướng Sinh Khí trong bản mệnh.
  • Ngừa bệnh, trừ tai họa cửa bếp nên quay về hướng Thiên Y trong bản mệnh.
  • Ngừa bệnh, tăng tuổi thọ cửa bếp nên quay về hướng Diên Niên trong bản mệnh.
  • Muôn sự như ý cửa bếp nên quay về hướng Phục Vị trong bản mệnh.
  • Tranh chấp, giết chóc vì đặt bếp quay về hướng Họa Hại trong bản mệnh.
  • Hao tài, phá sản vì đặt bếp quay về hướng Lục Sát trong bản mệnh.
  • Kiện tụng, thị phi vì đặt bếp quay về hướng Ngũ Quỷ trong bản mệnh.
  • Bệnh tật, chết chóc vì đặt bếp quay về hướng Tuyệt Mệnh trong bản mệnh.

Căn cứ để lặp nên tám đồ hình này là sự biến đổi các hào của tám quẻ Bát Quá được trình bày trong bài chi tiết của từng sao.