Du Niên Ca

Càn Lục Thiên Ngũ Họa Tuyệt Diên Sinh

(Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài)

Khảm Ngũ Thiên Sinh Diên Tuyệt Hoạ Lục

(Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài Càn)

Cấn Lục Tuyệt Hoạ Sinh Diên Thiên Ngũ

(Chấn Tốn Ly Khôn Đoài Càn Khảm)

Chấn Diên Sinh Hoạ Tuyệt Ngũ Thiên Lục

(Tốn Ly Khôn Đoài Càn Khảm Cấn)

Tốn Thiên Ngũ Lục Hoạ Sinh Tuyệt Diên

(Ly Khôn Đoài Càn Khảm Cấn Chấn)

Ly Lục Ngũ Tuyệt Diên Hoạ Sinh Thiên

(Khôn Đoài Càn Khảm Cấn Chấn Tốn)

Khôn Thiên Diên Tuyệt Sinh Hoạ Ngũ Lục

(Đoài Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly)

Đoài Sinh Hoạ Diên Tuyệt Lục Ngũ Thiên

(Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn)

Giải thích

Bài vè “Du Niên Ca” trên đây dùng để đoán định vận số cát – hung dựa trên phương vị Cửu Tinh. Các khái niệm Phục, Lục, Thiên, Ngũ, Hoạ, Tuyệt, Diên, Sinh xuất hiện trong bài vè là tên gọi tắt của những sao bao gồm: Phục Vị (Phục), Lục Sát (Lục), Thiên Y (Thiên), Ngũ Quỷ (Ngũ), Hoạ Hại (Hoạ), Tuyệt Mệnh (Tuyệt), Diên Niên (Diên), Sinh Khí (Sinh).

Các cung tương ứng với các phương vị như sau:

Cung Khảm Khôn Chấn Tốn Trung Càn Đoài Cấn Ly
Thứ tự 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Phương vị Bắc Tây

Nam

Đông Đông

Nam

Chính

giữa

Tây

Bắc

Tây Đông

Bắc

Nam

Mỗi câu của bài vè liệt kê các phương vị lành – dữ của mỗi cung mệnh. Như câu đầu tiên: “Càn Lục Thiên Ngũ Hoạ Tuyệt Diên Sinh”, ý nói nhà toạ hướng Càn thì Càn sẽ là Phục Vị, đếm ngược chiều kim đồng hồ sẽ là:

Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài
Lục Sát Thiên Y Ngũ Quỷ Hoạ Hại Tuyệt Mệnh Diên Niên Sinh Khí

Những câu còn lại cũng tương tự như vậy. Bởi vậy, trong sách Bát Trạch Minh Kính của phong thủy Bát Trạch đã đem từng câu của “Du Niên Ca” đối chiếu với các phương vị tương ứng để tiện theo dõi.

Trước kia, Du Niên Ca thường được khắc trên mặt sau của la bàn để các thầy địa lý, thầy tướng số tiện bề áp dụng.

Lưu Dược Sư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *