Phân tích những sai lầm trong cách tính nam nữ hợp hôn
Nguyên văn:
Về những sai lầm trong chuyện hợp hôn, Trương Thần Phong (tức Trương Nam là nhà mệnh lý học nổi tiếng đời nhà Minh Trung Quốc) nói rằng đã có từ rất lâu rồi, nhưng các nhà tướng mệnh học lại cứ bắt chước theo. Đạo bắt đầu từ cuốn sách “Hiến thư” khởi nguồn cho Bát trạch không có gì là không chính xác. Áp dụng vào hợp hôn nam nữ, ứng nghiệm như thần. Nếu có điều gì không chuẩn, cần phải chuyển dịch hướng giường bếp. Nhằm mở rộng đường nối dõi, thực không có phương pháp nào khác tốt bằng, nên mới lấy phương pháp này để tiến hành cải chính.
Từ số cung mệnh của nam nữ để suy ra niên mệnh, để tính toán sự tốt xấu của hôn nhân, phân chia thành Đông Tứ Mệnh, Tây Tứ Mệnh định rõ hướng cát hướng hung của phòng ở phân tả hữu để đặt giường mở cổng dịch chuyển theo đúng hướng niên mệnh. Làm bếp đặt lò, xoay chuyển Càn Khôn trong lòng bàn tay, thần kỳ khó lường biến vận tám phương. Bỗng dưng vấp phải đám man mọi lại gặp Lã Tài đảo lộn tốt xấu, lật lọng cát hung để lừa gạt man di nhưng lại gieo mối hoạ đến muôn đời. Nên nay đặc biệt tiến hành đính chính để xác định lại chuẩn tắc cho mọi người cùng nhận biết được điểm sai lầm về thuyết sinh mệnh và chỗ lệch lạc trong thuyết hợp hôn nam nữ.
Giả dụ nam mệnh Khảm nếu mở cửa nhà và quay hướng bếp về phương Tốn cũng như lấy vợ mệnh Tốn, đều là được hướng Sinh Khí con cái đề huề, gia đình phú quý. Từng có người nam mệnh Khảm lấy vợ mệnh Đoài do mệnh vợ phạm phải hướng Hoạ Hại Lộc Tồn trong cung mệnh chồng nên không có con. Người đó cho rằng mệnh phạm phải Cô Thần nên tìm phương thuật để cứu vãn. Thầy tướng mệnh bèn bảo rằng “anh về đổi lại hướng bếp theo phương Tốn đông nam là phương cứu tinh cho mệnh Khảm của anh sẽ được hướng sao Sinh Khí, ăn bếp ấy ắt sẽ có con. Lại xoay cửa lò phụ hoặc bếp lò nhỏ quay về hướng Càn để vợ một mình nấu ăn bếp đó thì vợ cũng có được hướng Sinh Khí trong bản mệnh của vợ ắt cũng có con”. Người này làm theo quả nhiên sinh được năm con trai. Cách này lần nào làm cũng ứng nghiệm.
Phàn là sinh trước tháng 7 đều tính theo Thượng Nguyên.
Giải thích
“Thuyết hợp hôn” xuất hiện khá muộn trong tướng mệnh học, trước thời Đường vẫn chưa có thuyết này. Sau thời Nguỵ Tấn, các bộ tộc thiểu số ở phía Tây Trung Quốc ồ ạt tiến vào vùng Trung Nguyên. Đến đời Đường rất nhiều bộ tộc thiểu số đến cầu hôn với hoàng thất và con của các đại thần trong triều Đường. Vì không muốn thiết lập nhiều mối quan hệ thông hôn với họ, Đường Thái Tông đã lệnh cho Lã Tài lập ra một bảng hợp hôn để có căn cứ hợp lý nhằm loại bớt yêu sách cầu hôn của họ. Bảng hợp hôn của Lã Tài vì đó mà còn có tên gọi là “Giảm Man Kinh” (tức là hạn chế man di). Bởi vậy, sự ra đời của nó mang tính mục đích hết sức cụ thể rõ ràng hoàn toàn không phải xuất phát từ vấn đề hợp hôn cưới gả đơn thuần. Nhưng thời gian lâu dần do tính chất lịch sử đã phai mờ, người đời sau quên đi mục đích chính trị của nó mà khinh suất tin theo cho đó là thiên kinh địa nghĩa mà vận dụng rộng rãi truyền lại sai lầm cho các đời sau. Các nhà mệnh lý học thời xưa đã nhiều lần giải thích về vấn đề này. Bởi vậy chúng ta không nên tin theo thuyết Lã Tài hợp hôn.
Phái phong thuỷ Bát Trạch không hoàn toàn phủ nhận thuyết hợp hôn mà muốn chỉnh sửa đính chính lại những chỗ đảo lộn tốt xấu lật lọng cát hung của Lã Tài. Tương truyền hoà thượng Nhất Hạnh đời Đường khi tiến hành chú giải cho bảng Lã Tài hợp hôn đã phát hiện ra những chỗ sai lầm cố ý của Lã Tài nên đã ngầm đưa ra chú giải đính chính dưới dạng gợi ý bằng câu đố. Các nhà tướng mệnh học đời sau phần lớn đều dựa vào những đính chính của Nhất Hạnh để tính toán chuyện nam nữ hợp hôn.