Danh mục: Phong Thủy Bát Trạch
Phong thủy Bát Trạch là một trường phái phong thủy được sử dụng nhiều hàng đầu hiện nay, ra đời vào thời nhà Đường (Trung Quốc) và phát triển thịnh hành, mạnh mẽ vào thời nhà Tống. Phong thủy Bát Trạch được đồng thuận tôn vinh là một trong những trường phái phong thủy chính tông, chiếm vị trí độc tôn trong phong thủy dương trạch (nơi ở của người sống).
Sau thời nhà Tống, phong thủy Bát Trạch vẫn tiếp tục được phổ biến rộng rãi đến mọi người, duy trì ở vị trí độc tôn trong phong thủy dương trạch, ăn sâu vào hệ thống tư tưởng của người Trung Hoa. Lý do khiến trường phái phong thủy Bát Trạch giữ vững được vị trí hàng đầu trong các trường phái phong thủy tại Trung Hoa là bởi vì trường phái Bát Trạch đã chủ trương hệ thống hóa, đơn giản hóa được các kiến thức, lý luận trong phong thủy vốn rất khó hiểu, phức tạp trở thành đơn giản, dễ hiểu, có xâu chuỗi từ đó mọi người có thể dễ dàng học hỏi và áp dụng vào cuộc sống. Với chủ trương này, trường phái phong thủy Bát Trạch đã đưa ra được rất nhiều cách thức truyền tải kiến thức cụ thể đơn giản, trực quan, mang tính thực tế cao.
Cơ sở lý luận
Hệ thống lý luận phong thuỷ dương trạch cơ bản của trường phái Bát Trạch xuất phát từ Tam Nguyên và Niên Mệnh, chú ý trọng tâm đến hướng cửa – hướng bếp, xét tính lành – dữ của các hướng, xem xét sự kết hợp của các yếu tố trong một chính thể thống nhất.
Tác phẩm tiêu biểu
Trong quyển thứ 5 của sách “Tổng Sử” có ghi chép 3 bộ sách tiêu biểu do trường phái phong thủy Bát Trạch đời Tống biên soạn bao gồm: 1 quyển “Hoàng Đế Bát Trạch kinh“, 1 quyển “Hoài Nam Vương Kiến cơ Bát Trạch kinh“, 2 quyển “Hoàng Thạch Công Bát Trạch“. Ngay từ cách đặt tên cho 3 bộ sách này, các tác giả cũng sử dụng tên của Hoàng Đế, Đế Vương, thần tiên đưa vào nhằm mục đích củng cố địa vị của trường phái, nhấn mạnh tính quyền lực – chính thống của trường phái Bát Trạch. Thực tế lịch sử đã chứng minh cách đặt tên này mang lại hiệu quả cao, kể từ đời Tống lý luận phong thủy Bát Trạch được tuyên truyền rộng rãi, được mọi người tiếp nhận và ủng hộ.
Bát Trạch Minh Kính:
- Tương truyền, Bát Trạch Minh Kính được sáng tác bởi Đại sư phong thủy thời nhà Đường tên Dương Quân Tùng [1], được biên soạn – chỉnh lý lại bởi Nhược Quan Đạo thời nhà Thanh.
- Tải về file pdf sách Bát Trạch Minh Kính ở đây.
- Trong số các bản “Bát trạch minh kinh” hiện nay, bản in của Lạc Chân Đường vào năm Càn Long thứ 5 (1795) đời Thanh là hoàn chỉnh nhất, có kèm theo rất nhiều hình vẽ minh họa chi tiết.
Những khái niệm thường xuất hiện khi tìm hiểu về phong thủy Bát Trạch
Niên Mệnh và Trạch Mệnh
Niên Mệnh được hình thành bằng cách sử dụng cặp Can Chi của năm sinh mỗi người kết hợp với Bát Quái.
Trạch Mệnh là mệnh của nhà ở.
Niên Mệnh và Trạch Mệnh đều có 8 loại bao gồm: Càn, Chấn, Khảm, Cấn, Đoài, Ly, Tốn, Khôn.
Niên Mệnh chia ra 2 nhóm thành Tây Tứ Mệnh và Đông Tứ Mệnh.
Trạch Mệnh (nhà ở) chia thành Tây Tứ Trạch và Đông Tứ Trạch.
Trong Bát Trạch thì chữ “Trạch” để chỉ “mệnh trạch” tức là mệnh của nhà ở. Để tìm hiểu chi tiết về Niên Mệnh và Trạch Mệnh là gì mời các bạn đọc bài viết Niên Mệnh và Trạch Mệnh trong phong thủy Bát Trạch.
Người có Đông, Tây tứ mệnh, căn cứ vào vòng Giáp Tý mà chia ra ba Nguyên Thượng, Trung, Hạ; Vậy Khảm một, Chấn ba, Tốn bốn, Ly chín là Đông tứ mệnh; Khôn hai, Càn sáu, Đoài bảy, Cấn tám là Tây tứ mệnh.
Đông Tứ Mệnh nên ở Đông Tứ Trạch, Tây Tứ Mệnh hợp cùng Tây Tứ Trạch. Nếu niên mệnh hợp với trạch mệnh, sẽ vượng phát cả về người và của. Nếu không thể chuyển nhà, thì một căn nhà có hai mươi tư phương hướng, có thể chuyển dịch hướng bếp, hướng giường theo đúng hướng tốt, lập tức ứng nghiệm.
Trong hôn nhân, người Đông Tứ Mệnh nên lấy người Đông Tứ Mệnh, người Tây Tứ Mệnh nên lấy người Tây Tứ Mệnh.
Tam Nguyên Cửu Vận
Tam nguyên là một phương pháp tính chu kỳ năm được sử dụng lâu đời nhất trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, tức phương pháp tính niên đại theo vòng can chi Giáp Tý. Phương pháp này bắt nguồn từ thời Tây Hán và kéo dài cho đến khi nhà nước Trung Quốc mới ra đời. Đây cũng chính là thời kỳ phát triển, hưng thịnh và suy thoái của chế độ phong kiến. Chính bởi lịch sử phát triển lâu dài như vậy, nên đến tận này nay, phương pháp tính thời gian theo vòng can chi Giáp Tý vẫn được sử dụng rộng rãi trong dân gian.
- Phương pháp này là sự kết hợp giữa mười thiên can với mười hai địa chi, hình thành nên sáu mươi nhóm kết hợp khác nhau, tạo nên một chu kỳ 60 năm, được gọi là một Hoa Giáp hay một vòng Giáp Tý, và chu kỳ 60 năm đó chính là một Nguyên.
- Ba Nguyên kết hợp với nhau tạo thành một chu kỳ 180 năm gọi là Tam Nguyên, ba nguyên trong một chu kỳ Tam Nguyên lần lượt được gọi là Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên.
- Mỗi Nguyên lại bao gồm ba vận, mỗi vận kéo dài 20 năm. Khi một người được sinh vào một năm trong một Nguyên nào đó, thì yếu tố không gian xung quanh người đó đã được xác định. Bởi vậy, kiến trúc nhà ở của người đó phải căn cứ vào Tam Nguyên để xác định phương, hướng và suy đoán Cát, Hung. Khái niệm Tam nguyên được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực địa lý phong thủy, tướng mệnh tử vi, dự đoán, nhưng chỉ có phái Bát Trạch coi Tam nguyên là căn cứ lý luận quan trọng nhất cho học thuyết của mình.
Tam nguyên là cái mốc để tra cung mệnh. Ví dụ:
- Nam sinh năm Giáp Tý Thượng Nguyên, thuộc cung Khảm một, nữ sinh năm này thuộc cung Trung năm;
- Nam sinh năm Giáp Tý Trung Nguyên thuộc cung Tốn bốn, nữ sinh năm này thuộc cung Khôn hai;
- Nam sinh năm Giáp Tý Hạ nguyên thuộc cung Đoài bảy, nữ sinh
năm này thuộc cung Cấn tám. Từ đó mà loại suy ra các trường hợp còn lại.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của cổng chính, bếp và hướng tốt hướng xấu
Theo quan niệm của phái Bát Trạch, các yếu tố long và thuỷ của các trường phái phong thủy truyền thống tất nhiên cũng có giá trị tham khảo nhất định, nhưng nhân tố mà phái này coi trọng nhất lại không phải là long hay thuỷ, mà là cổng chính và bếp của nhà ở.
Phái Bát Trạch nhận định, cổng là Khí thần (thần quản khí), còn bếp là Thực thần (thần quản việc ăn uống), nên có mối quan hệ cực kỳ chặt chẽ đến nhà ở. Không đón được sinh khí vào nhà, nhà sẽ chết; Không rước được thực thần đến nhà, người sẽ chết.
Dựa trên căn cứ lý luận về niên mệnh Tam Nguyên, phái phong thủy Bát Trạch quan niệm, hướng của cổng chính và bếp nhất định phải phù hợp với niên mệnh Đông, Tây của chủ nhà. Cùng sống trong một căn nhà với hướng cổng, hướng bếp như nhau, những người có niên mệnh khác nhau sẽ đi theo những vận mệnh hoàn toàn khác nhau. Đây là một lý luận mang tính chất đặc trưng, ít gặp ở những trường phái khác.
Sự tốt xấu của cồng hay bếp không được quyết định bởi quy mô, kiểu dáng kiến trúc, mà chủ yêu được quyết định bởi hướng, tọa của chúng. Mặt khác, lý luận phong thủy Bát Trạch cũng quan niệm, căn cứ vào niên mệnh, không gian sinh tồn của mỗi người đều có bốn hướng xấu và bốn hướng tốt đặc định, cổng và cửa bếp nhất thiết phải nhìn về hướng tốt, và tại hướng xấu nên đặt các kiến trúc hoặc đồ vật mang tính trấn áp, như vậy sẽ đạt được mục đích “hướng cát trấn hung”.
Ví như nhà nằm hướng xấu, đổi hướng cổng chính sẽ hoa cát tường; Phòng đặt nơi bất lợi, đổi hướng cửa phòng lại ra may mắn; Mở cổng, chuyển giường đúng cách, có thể rước lành tránh dữ, ứng nghiệm vô cùng.
Coi trọng hôn nhân và thừa tự
Địa lý phong thuỷ thường bao gồm rất nhiều nội dung, như cách thức chôn cất, cách đặt bài vị hoặc ban thờ, cách chọn ngày tháng cho việc xuất hành, kinh doanh… Phái phong thủy Bát Trạch không quá sa đà vào những chị tiết thứ yếu, mà tập trung vào hai vấn đề chính là hôn nhân và thừa tự (con nối dõi).
Hôn nhân và thừa tự là hai mặt của cùng một vấn đề. Theo quan niệm truyền thống của dân tộc Trung Hoa (và của chung các nước Á Đông), tiêu chí của một cuộc hôn nhân tốt đẹp là “đông con nhiều phúc, con cháu đầy nhà”. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà phái Bát Trạch coi đây là hai vấn đề trọng tâm.
Lý luận về hôn nhân của phái Bát Trạch cũng dựa trên cơ sở niên mệnh, về cơ bản, người mệnh Đông nên chọn bạn đời mệnh Đông, người mệnh Tây nên chọn bạn đời mệnh Tây, nếu kết hợp được với những phương vị tốt trong niên mệnh của đối phương thì càng mỹ mãn. Nếu nhìn dưới lăng kính hiện đại, mức độ hạnh phúc của gia đình không thể chỉ được quyết định bởi niên mệnh của vợ hoặc chồng. Nhưng trong xã hội phong kiến, khi mà việc hôn nhân hầu hết được định đoạt bởi các bậc gia trưởng, và vấn đề “nối dõi tông đường” được đặt lên hàng đầu, thì đầy chính là một căn cứ quan trọng để dựng vợ gả chồng.
Ngày nay, việc xây dựng ở các thành phố đã không còn có thể tuỳ thuộc vào ý muốn của mỗi cá nhân, nhà cửa ở nông thôn cũng từng bước đi vào giai đoạn quy hoạch. Vì vậy, rất nhiều nội dung trong cuốn sách này không dễ ứng dụng trong cuộc sống thực tế. Thế nhưng, đặc trưng của “Bát trạch minh kính” là đã khái quát nên các lý luận và phương pháp thao tác đơn giản, trực quan, bên cạnh những nguyên lý kết hợp tiêu chuẩn, còn đưa ra rất nhiều biện pháp ứng biến tình thế trong những trường hợp phạm phải kiêng ky về phong thuỷ, nên chúng tôi nhận định rằng, có nhiều nội dung trong cuốn sách rất giàu giá trị tham khảo.
Một đặc điểm nổi bật nữa trong lý luận của phái Bát Trạch là các luận điểm được trình bày một cách thẳng thắn, trực quan, ít vòng vo, ẩn dụ. Vì vậy, độc giả sẽ dễ dàng nhận ra, đâu là những nội dung có giá trị ứng dụng, đâu là những điểm không hợp lý trong lý luận của trường phái này, để tiếp thu và ứng dụng một cách có chọn lọc.
Dù sao đi nữa, phong thủy đã trở thành một bộ phận cấu thành của nền văn hóa truyền thống và vẫn tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta hiện nay. Cho dù đã bước sang xã hội hiện đại, nhưng chúng ta không thể đoạn tuyệt những tri thức truyền thống một cách giản đơn, mà ứng dụng một cách có lựa chọn những tinh hoa cổ đại vào cuộc sống hiện đại mới chính là sự lựa chọn sáng suốt nhất của chúng ta.
Đồ hình Bát Trạch cát hung của Đông Bát Trạch – Tây Bát Trạch
Cung Cấn – Tây Tứ Mệnh – Tây Tứ Trạch
Cung Chấn – Đông Tứ Mệnh – Đông Tứ Trạch
Cung Tốn – Đông Tứ Mệnh – Đông Tứ Mệnh
Cung Ly – Đông Tứ Mệnh – Đông Tứ Trạch
Cung Khôn – Tây Tứ Mệnh – Tây Tứ Trạch
Cung Đoài – Tây Tứ Mệnh – Tây Tứ Trạch
Cung Càn – Đông Tứ Mệnh – Đông Tứ Trạch
Cung Khảm – Đông Tứ Mệnh – Đông Tứ Trạch
8 hình vẽ trên đây là đồ hình Bát Trạch mô tả các phương vị cát – hung của Đông Bát Trạch – Tây Bát Trạch.
Đồ hình Bát Trạch gồm các bộ phận cấu thành sau đây (tính từ trong ra ngoài):
- Tâm điểm của vòng tròn là Âm Dương.
- Vòng tròn thứ 2 – 3 từ trong ra ngoài là 8 cung trong Bát Quái (1 vòng là hệ nhị nhân, 1 vòng là tên Tiếng Việt). Ở vòng thứ 3, hình vẽ Cung nào thì Cung đó sẽ được hiện màu đỏ nền, chữ màu trắng. Dựa vào tên cung để phân chia thành Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch, Đông Tứ Mệnh – Tây Tứ Mệnh.
- Vòng tròn thứ 4 là các hướng ứng với các Cung.
- Vòng tròn thứ 5 là phương vị của 24 sơn trong đó Khảm quản 3 sơn là Quý Tý Nhâm, Càn quản 2 sơn là Hợi Tuất, Đoài quản 3 sơn là Tân Dậu Canh, Khôn quản 2 sơn là Mùi Thân, Ly quản 3 sơn là Đinh Ngọ Bính, Tốn quản 2 sơn Tỵ Thìn, Chấn quản 3 sơn là Giáp Mão Ất, Cấn quản 2 sơn là Sửu Dần. Tứ chính (4 phương chính) Khảm, Đoài, Ly, Chấn mỗi phương quản 3 sơn tổng cộng là 12 sơn với bốn phương vị chính lần lượt là Tý, Dậu, Ngọ, Mão. Tứ duy (4 phương chếch) Càn, Khôn, Tốn, Cấn mỗi phương quản 2 sơn, thực chất cũng là quản 3 sơn tức là thêm bản thân phương vị đó vào giữa 2 sơn trở thành Hợi Càn Tuất, Thân Khôn Mùi, Tỵ Tốn Thìn và Dần Cấn Sửu. Như vậy tổng cộng mới đủ phương vị 24 sơn tạo thành 8 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc.
- Vòng tròng thứ 6 là phương vị sắp xếp của Cửu Tinh: Phục, Lục, Thiên, Ngũ, Hoạ, Tuyệt, Diên, Sinh (trình tự sắp xếp trong “Du Niên Ca”).
Về phương vị của đồ hình, người xưa quen vẽ Nam trên Bắc dưới, Đông trái Tây phải ngược lại so với thông lệ của bản đồ thời nay.
Trên đây chỉ là những đồ hình Bát Trạch cơ bản vì vẫn chưa đề cập đến Phi Cung tức là quỹ đạo dịch chuyển của chín ngôi sao đã nhắc đến trong Đồ hình Cửu Tinh phối trí lạc thư phía trên là:
- Nhất Bạch,
- Nhị Hắc,
- Tam Bích,
- Tú Lục,
- Ngũ Hoàng,
- Lục Bạch,
- Thất Xích,
- Bát Bạch,
- Cửu Tử.
Cửu Tinh sẽ lần lượt di chuyển khắp Cửu Cung theo quỹ đạo nhất định cũng có nghĩa là tương ứng với Cửu Tinh mỗi cung sẽ lại có chín trạng thái cát hung khác nhau. Nếu không, chỉ với tám quy cách giản đơn và cố định kia sẽ không thể phản ánh được trạng thái đa biến muôn hình ngàn vẻ trong vận số của mỗi con người.
Chú thích:
[1]. “‘ Dương Quân Tùng (834-906): Người Đậu Châu, làm quan đến Kim Tử Quang Lộc Đại phu dưới triều Đường Hy Tông, chưởng quản Linh Đài Địa Lý Sự, gặp loạn Hoàng Sào phá kinh thành, ông cắt tóc bỏ vào núi Côn Lôn nghiên cứu núi non phong thủy, sau bị hạ độc mà chết hưởng thọ 72 tuổi.
Từ Thái Cực chia ra thành Âm Dương: Trong Dương lại có Âm và Dương:
Giải thích Dưới đây là nguyên tắc đặt hướng bếp. Người xưa cho rằng bếp
Càn Lục Thiên Ngũ Họa Tuyệt Diên Sinh (Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài)
Bảng tính Cửu cung trạch mệnh theo Tam Nguyên Căn cứ theo quy tắc Bàn
Trình tự bốc cụ Tiên Thiên Bát Quái của Phục Hy Khôn Cấn Khảm Tốn
Bảng nạp âm sáu mươi hoa giáp là quy tắc chung mà tất cả các
Nguyên văn: Số mệnh của con người không giống nhau, nhà ở cũng có nơi