Trình tự bố cục Tiên Thiên Bát Quái của Phục Hy
Trình tự bốc cụ Tiên Thiên Bát Quái của Phục Hy
Khôn | Cấn | Khảm | Tốn | Chấn | Ly | Đoài | Càn |
Mẹ | Thiếu nam | Trung nam | Trưởng nữ | Trưởng nam | Trung nữ | Thiếu nữ | Cha |
8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1 |
Thái Âm | Thiếu Dương | Thiếu Âm | Thái Dương | ||||
Nghi Âm | Nghi Dương | ||||||
Thái Cực |
Đông Tứ Trạch bao gồm: Khảm, Ly, Chấn, Tốn do Thiếu Dương và Thiếu Âm sinh ra, nên là “trung kết hợp” để tạo thành nghĩa của nhà ở.
Tây Tứ Trạch bao gồm: Càn, Khôn, Đoài, Cấn do Thái Dương và Thái Âm sinh ra, nên là “lão thiếu kết hợp” để tạo thành nghĩa của nhà ở.
Giải thích:
Tiên Thiên Bát Quái còn được gọi là Phục Hy Tiên Thiên Bát Quái là một đồ hình được vạch ra dựa theo “Hà Đồ”. Trong “Chu Dịch” có ghi: “Sông Hoàng hiện Hà Đồ, sông Lạc hiện Lạc Thư, thánh nhân bèn mô phỏng theo đó” (Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi). Hà Đồ là bức đồ hình trên lưng con Long Mã (Long Mã là con thú trong truyền thuyết đầu rồng, mình ngựa, cổ dài, mình không thấm nước, trên lưng có đốm xoáy) nổi lên trên sông Hoàng Hà thời Phục Hy.
Trình tự sắp xếp của Tiên Thiên Bát Quái bắt đầu từ Càn, đếm ngược chiều kim đồng hồ có 4 quẻ, đếm xuôi chiều kim đồng hồ có 4 quẻ đó là:
- Càn một,
- Đoài hai,
- Ly ba,
- Chấn bốn,
- Tốn năm,
- Khảm sáu,
- Cấn bảy,
- Khôn Tám.
Người xưa cho rằng: Trời một sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái.
Thái Cực vốn là một khối hỗn độn chưa phân thành Âm Dương, sau chia làm Lưỡng Nghi tức hai nghi Dương (vạch liền —) và Âm (vạch đứt –).
Hai Nghi lại tiếp tục chia thành Tứ Tượng, tức nghi Dương chia thành 2 tượng Thái Dương ( = ) và Thiếu Âm (==), nghi Âm chia thành 2 tượng Thái Âm (= =) và Thiếu dương (==). Từ bốn Nghi này tiếp tục hình thành nên Bát Quái bao gồm: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn với 4 cặp đôi đối xứng nhau tức là:
- Càn là cha – Khôn là mẹ,
- Chấn là trưởng nam – Tốn là trưởng nữ,
- Khảm là trung nam – Ly là trung nữ,
- Cấn là thiếu nam – Đoài là thiếu nữ.
Âm Dương giao hòa thì tương sinh còn dương gặp dương, âm gặp âm sẽ không sinh.
Các nhà tướng mệnh học đã áp dụng đồ hình Tiên Thiên Bát Quái của Phục Hy để định hướng phương vị nhà ở. Theo đó, Đông Tứ Trạch bao gồm: Khảm, Ly, Chấn, Tốn do Thiếu Dương và Thiếu Âm sinh ra. Tây Tứ Trạch bao gồm: Càn, Khôn, Đoài, Cấn do Thái Dương và Thái Âm sinh ra.
Thiếu Dương và Thiếu Âm sinh ra các tượng: trưởng nam (Chấn), trưởng nữ (Tốn), trung nam (Khảm), trung nữ (Ly) đều nằm ở vị trí “trung” giữa “già” và “trẻ” nên nói Đông Tứ Trạch là “trung kết hợp” mà thành.
Tương tự, Thái Dương và Thái Âm sinh ra các tượng: cha (lão phụ, Càn), mẹ (lão mẫu, Khôn) tức là “lão” (già) và thiếu nam (Cấn), thiếu nữ (Đoài) tức là “thiếu” (trẻ) nên nói Tây Tứ Trạch là do “lão thiếu kết hợp” mà thành.